
Mùa lũ miền Tây sẽ đến muộn
Nhịp lũ ở hạ lưu sông Mê Kông sẽ tiếp tục ở dưới mức bình thường. Dự báo sẽ đạt đỉnh vào khoảng nửa cuối tháng 10.
Có đến 6 trong số các đập thủy điện trên sông Mê Kông đã bắt đầu tích nước trong tuần trước, sớm hơn nhiều so với thông thường các năm.
Các đập thủy điện trên sông Mê Kông vẫn còn tích khoảng 15 tỉ mét khối nước. Từ nay đến giữa tháng 7 lượng nước này có thể được xả hết để bắt đầu một chu kỳ mới.
Trong tuần qua, 18/45 đập thủy điện trên sông Mê Kông được theo dõi đã xả gần 3 tỉ mét khối nước.
Lần đầu tiên trong mùa khô năm nay, cảnh báo đỏ về mực nước sông Mê Kông được phát ra liên tiếp 4 ngày. Nguyên nhân là do các đập thủy điện thượng nguồn sông Mê Kông liên tục đóng mở đột ngột.
Mực nước sông Mê Kông đang cao kỷ lục vào những ngày cuối tháng 4 thì đột ngột giảm trong những ngày đầu tháng 5 do sự đóng, mở bất thường của các đập thủy điện chủ yếu từ Trung Quốc.
Từ đầu tháng 4 đến nay mực nước sông Mê Kông luôn ở trong tình trạng “báo động đỏ”, tăng giảm bất thường theo sự đóng - xả của các đập thủy điện. Tác động tiêu cực của nó đến vùng hạ nguồn và ĐBSCL là không thể đo lường hết.
Kể từ đầu tháng 4, Dự án MDM (Mekong Dam Monitoring) đã 9 lần đưa ra cảnh báo về sự bất thường của mực nước sông Mê Kông, số lượng nhiều nhất lịch sử theo dõi của MDM. Nguyên nhân là do sự đóng xả thất thường của các đập thủy điện thượng nguồn.
Trong tuần qua, các đập thủy điện chủ yếu của Trung Quốc đã xả hơn 1,4 tỉ mét khối nước khiến mực nước sông ở Chiang Saen (Thái Lan) ngay dưới chân hệ thống đập thủy điện liên tục hết tăng lại giảm một mét trong suốt tuần.
"Núi" nước là hình ảnh hiện lên trên đồ thị theo dõi mực nước trên sông Mê Kông của dự án MDM. Sự bất thường của dòng nước theo quy trình đóng xả của các đập thủy điện thượng nguồn khiến Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) hết sức lo lắng cho vụ lúa hè thu đang xuống giống.
Trong số các đập thủy điện xả nước nhiều nhất trong tuần qua, có 2 đập của Trung Quốc và 2 đập của Lào với lượng xả vượt 100 triệu mét khối mỗi đập.
Trong tuần qua, khi các đập thủy điện Trung Quốc giảm xả nước thì các đập thủy điện của Lào đóng vai trò chính trong việc gây biến đổi dòng chảy mùa khô trên sông Mê Kông.