• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Sống khỏe

Mụn cóc

04/01/2019 09:48 GMT+7

Mụn cóc thường mọc trên bàn tay hoặc ngón tay và cần được điều trị dứt điểm nhằm ngăn ngừa mụn lây lan đến các bộ phận khác của cơ thể hoặc cho người khác.

Bài: TH.S – BS Hứa Chí Cường - CK. Ngoại – Da liễu - Phòng khám đa khoa Vigor Health

 

Mụn cóc là gì?

Mụn cóc không phải là một loại mụn phổ biến trên da, đây là một loại mụn có đặc điểm hoàn toàn khác biệt. Tăng sinh lành tính trên bề mặt da, gây mất thẩm mỹ của làn da nói chung. Mụn cóc thực chất gây ra bởi một loại virus gọi là human papillomavirus (HPV), xuất hiện với diện mạo sần sùi trên bề mặt làn da. Một khi đã xuất hiện trên da, các nốt mụn này sẽ nhanh chóng phát triển khắp các vị trí khác trên làn da. Một điều đáng sợ là mụn cóc có thể lây lan từ người này sang người khác khi tiếp xúc với hạt mụn cóc hoặc sử dụng chung đồ vật như khăn tắm, quần áo… Mụn cóc thường có màu trùng với màu da, nhưng cũng có thể có màu đen (nâu hoặc xám đen), phẳng và mịn trên bề mặt da. Biểu hiện lâm sàng của nhiễm HPV gồm: mụn cóc thông thường, mụn cóc sinh dục, mụn cóc phẳng, và mụn cóc lòng bàn tay – lòng bàn chân sâu.

 

v4-900px-Get-Rid-of-Plantar-Warts-Verrucas-Step-14

 

Phân loại mụn cóc

Mụn cóc có rất nhiều loại khác nhau, và được xác định theo các khu vực nổi mụn trên cơ thể và hình dạng của hột mụn. Mụn cóc thông thường: Là các sẩn sừng với bề mặt không đều, thô. Có kích thước từ 1mm đến 10mm. Xuất hiện bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, thường thấy nhất trên bàn tay và đầu gối. Mụn cóc dạng sợi chỉ: Mụn cóc mọc dài thon. Thường thấy trên mặt, xung quanh môi, mí mắt, hoặc lỗ mũi. Mụn cóc sâu lòng bàn tay – lòng bàn chân: Khởi đầu là sẩn nhỏ bóng láng và tiến triển sâu xuống dưới da, bề mặt tăng sừng, thô, bao quanh bởi làn da chai cứng, đau. Vùng chịu lực ở lòng bàn chân như các gò, gót chân và đầu xương bàn chân. Ở lòng bàn tay, thường ở dưới móng và quanh móng. Mụn cóc phẳng: sẩn, bằng phẳng hoặc nhô ít, màu hồng da, bề mặt mịn hoặc hơi tăng sừng. Có kích thước lớn hơn hoặc bằng 1 đến 5 mm với số lượng nhiều, có thể thành nhóm. Thường xuất hiện ở mặt, bàn tay và cẳng chân. Mụn cóc ghép mãnh: Là một mảng các mụn cóc gần nhau kết lại. Chúng thường thấy trên lòng bàn tay và lòng bàn chân.

 

Nguyên nhân gây ra mụn cóc

Nếu như mụn ẩn, mụn bọc, mụn đầu đen xuất hiện trên làn da do sự tích tụ vi khuẩn trong tuyến bã nhờn, do nội tiết tố bên trong cơ thể thì mụn cóc lại xuất hiện khi làn da bị human papillomavirus (HPV) chính là thủ phạm gây ra mụn cóc, và những vết trầy xước trên da sẽ tạo cơ hội thuận lợi cho virus thâm nhập vào cơ thể. Những vết trầy xước nhỏ trên da có thể là điều kiện để virus thâm nhập và gây nên mụn cóc Mụn cóc có thể lây lan từ người sang người. Chỉ cần tiếp xúc nhẹ vào làn da của những người bị mụn cóc hoặc đồ dùng của họ, bạn cũng có nguy cơ bị lây nhiễm loại mụn này. Đặc biệt, chế độ “ngụy trang” của mụn cóc rất tốt, mất đến vài tháng kể từ khi mụn phát triển thì bạn mới có thể bắt đầu nhận biết mình bị mụn cóc và vì thế các cách trị mụn cóc cũng rất khó hiệu quả.

Mụn cóc thường thấy sẽ có hình dạng những nốt chai sần sùi nhỏ, hay những nốt đậm màu với phần thịt lồi lên trên bề mặt da. Tuy không gây bất cứ cảm giác đau đớn hay tổn thương nào cho làn da nhưng mụn cóc lại làm mất thẩm mỹ, khiến chị em tự ti và mặc cảm. Mụn cóc không thể điều trị bằng các phương pháp trị mụn cấp tốc thông thường, nên cần có những phương thức đặc trưng riêng.

 

phong ngua mun coc

 

Phương pháp điều trị

65% mụn cóc có thể tự lành bệnh trong vòng hai năm.

Khi nào cần gặp bác sĩ để điều trị?

Bệnh nhân cảm thấy đau đớn Mụn cóc phát triển nhanh hoặc lây lan sang các vùng da lân cận hoặc mụn cóc có triệu chứng hoặc mụn cóc đã tồn tại hơn 2 năm. Mục tiêu điều trị là để tiêu diệt hoặc loại bỏ các mụn cóc mà không tạo mô sẹo. Mụn cóc được xử lý như thế nào phụ thuộc vào loại mụn cóc, vị trí, triệu chứng.

Các phương pháp điều trị

- Dùng acid salicylic

Thuốc sẽ làm tiêu hủy, bong tróc các tế bào sừng cùng với virus ở mụn cóc. Tuy nhiên, phải mất nhiều tuần mới có thể làm mụn biến mất hoàn toàn. Tỷ lệ khỏi bệnh là 70-80% và giá thành rẻ.

- Áp lạnh

Phương pháp áp lạnh thường được sử dụng nếu điều trị tại nhà không thành công. Quy trình này sử dụng một chất lỏng lạnh để đóng băng mụn cóc. Phương pháp này có nguy cơ để lại sẹo nhỏ.

- Đốt điện

Áp dụng cho các mụn cóc dưới 1cm hay ở vị trí khó tiểu phẫu. Mụn cóc sẽ được giải phẫu lấy đi bằng dòng điện cao tần. Ưu điểm: tiến hành nhanh chóng, đơn giản, có thể khoét sâu lấy hết nhân mụn cóc. Tuy nhiên thời gian lành vết thương lâu hơn (tiểu phẫu), chăm sóc vết thương phải kỹ lưỡng hơn, dễ bị nhiễm trùng. Tỷ lệ khỏi là 64% sau 12 tháng.

- Lazer CO2

Sử dụng ánh sáng lazer làm bóc bay mụn cóc. Tiểu phẫu (gây tê tại chỗ) Áp dụng cho mụn có kích thước dưới 2cm và ở vị trí bằng phẳng (gót chân, cạnh bàn chân, lòng bàn chân…). Ưu điểm là thời gian lành vết thương nhanh hơn đốt điện, chăm sóc vết thương sau mổ dễ dàng, ít nguy cơ nhiễm trùng hơn nhưng chi phí cao hơn, dễ tái phát. Tiêm Bleomycin tại chỗ hoặc tiêm Interferon trong trường hợp mụn cóc khó điều trị.

 

dot dien mun coc

 

Để giảm nguy cơ lây lan mụn cóc

Nên điều trị mụn cóc sớm khi mới phát hiện để tránh tình trạng lây nhiễm virus từ mụn mẹ sang mụn con. 

Bệnh nhân cần theo dõi hàng ngày ngay cả những vị trí tổn thương cũ để đề phòng tái phát. Điều trị lại (chấm acid, nito, đốt điện, tiểu phẫu…) càng nhanh càng tốt những tổn thương “tái phát” trước khi virus kịp lây nhiễm ra những vùng da xung quanh.

Chọn giày dép thích hợp, vừa vặn, không chật hay rộng quá. Giữ chân luôn khô ráo và thay tất thường xuyên. Dùng các miếng đế lót, đệm lót (trong giày dép) ở vị trí có các mụn cóc để giảm đau hay khó chịu. Ngoài ra, có thể dùng đá bọt nhám khi tắm chà lên bề mặt mụn để giảm bớt kích thước và độ sần sùi.

Điều trị mụn cóc không phải lúc nào cũng thành công. Ngay cả sau khi mụn cóc co lại hoặc biến mất, mụn cóc có thể trở lại hoặc lây lan đến các bộ phận khác của cơ thể. Điều này là do hầu hết các phương pháp điều trị chỉ tiêu diệt các mụn cóc và không giết virus gây ra mụn cóc.

Không tỉa, cắt hoặc cạo khu vực có mụn để tránh lây lan virus.

Không sử dụng cùng dụng cụ móng tay cắt trên mụn cóc rồi sử dụng trên móng tay khỏe mạnh. Đừng cắn móng tay nếu có mụn gần các móng.

Giữ bàn tay khô ráo nhất có thể, vì da ẩm ướt sẽ tạo điều kiện cho mụn cóc phát triển nhiều hơn. Rửa tay cẩn thận sau khi chạm vào mụn cóc. Sử dụng dép tắm và đồ dùng riêng để không lây bệnh cho người xung quanh. Giữ chân tay luôn khô ráo, sạch sẽ và thay vớ thường xuyên là một trong những cách giúp phòng tránh mụn cóc tại chân.

Top
Top