Mỹ tính chặn đầu tư vào công ty Trung Quốc, cấm 'lên sàn' chứng khoán tại Mỹ

28/09/2019 14:15 GMT+7

Chính quyền Mỹ được cho là đang cân nhắc cấm mọi đầu tư của nước này vào Trung Quốc và loại các công ty Trung Quốc ra khỏi thị trường chứng khoán Mỹ.

Đài CNBC ngày 28.9 dẫn nguồn loan tin Nhà Trắng đang cân nhắc đưa ra quy định giới hạn đầu tư từ Mỹ vào Trung Quốc trong đó có khả năng là ngăn toàn bộ đầu tư tài chính vào các công ty Trung Quốc.
Cuộc thảo luận được cho chỉ mới ở giai đoạn đầu và khung thời gian để thực hiện vẫn chưa được xác định. Việc hạn chế đầu tư tài chính vào Trung Quốc được xem là biện pháp bảo vệ các nhà đầu tư Mỹ khỏi những nguy cơ nảy sinh từ việc thiếu quy định giám sát.
Trước đó, Bloomberg loan tin chính quyền Tổng thống Donald Trump đang cân nhắc hạn chế dòng đầu tư từ Mỹ vào Trung Quốc, trong đó gồm việc loại các công ty Trung Quốc khỏi thị trường chứng khoán Mỹ và ngăn các quỹ hưu trí chính phủ Mỹ đầu tư vào thị trường Trung Quốc.
Nhà Trắng chưa bình luận gì về thông tin này nhưng cổ phiếu của hàng loạt công ty Trung Quốc giảm điểm.

] [VIDEO[Nhân vật quyền lực nhất giới ngân hàng Mỹ nói gì về thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung?

Hồi tháng 6, quốc hội Mỹ công bố một dự luật nhằm buộc các công ty Trung Quốc niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Mỹ phải tuân thủ các quy định giám sát, bao gồm việc cho phép kiểm toán độc lập, nếu không chấp hành sẽ bị loại khỏi thị trường chứng khoán Mỹ.
Giới chức Trung Quốc từ lâu không cho phép các tổ chức quản lý nước ngoài thanh tra công ty Trung Quốc vì lý do an ninh quốc gia. Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng việc công ty Trung Quốc không chấp hành quy định về việc kiểm toán gây nguy cơ cho giới đầu tư Mỹ.
Thông tin về kế hoạch ngăn chặn đầu tư với Trung Quốc được đưa ra ngay trước khi 2 nước bước vào cuộc đàm phán thương mại vào ngày 10-11.10. Một số nhà quan sát nhận định đây có thể là đòn gió của Mỹ nhằm tạo lợi thế trước khi bước vào đàm phán hoặc cũng có thể là hành động thật sự nhằm đối phó với các công ty công nghệ mập mờ giữa dân sự và quân sự của Trung Quốc hoặc nhắm vào kế hoạch phát triển công nghiệp Made in China 2025 của nước này.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.