(Tin Nóng) Thời tổng thống Kennedy cách đây hơn 50 năm, hãng Boeing từng nghiên cứu và chế tạo một mẫu thử nghiệm máy bay tàng hình mà hình dáng và tính năng của nó đang được áp dụng trên máy bay tàng hình ngày nay.
Mẫu thử nghiệm máy bay tàng hình đầu tiên của Mỹ, chiếc Quiet Bird của Boeing - Ảnh: Boeing
|
Theo Foxtrot Alpha ngày 22.9, mới đây hãng Boeing đã cung cấp cho trang tin này những hình ảnh lần đầu công bố của dự án tuyệt mật về máy bay tàng hình Quiet Bird (chim yên lặng) những năm đầu thập niên 1960, dự án bị Không lực Mỹ bỏ qua để rồi hơn chục năm sau mới quan tâm.
Ít ai biết đến dự án chế tạo máy bay tàng hình Quiet Bird của Boeing, còn có tên gọi là Model 853, và dự án này chính thức bị huỷ bỏ vào những năm 1970.
Mẫu Quiet Bird này rất giống hình dáng máy bay tàng hình ngày nay, kể cả chất liệu của nó như composite hay kính buồng lái mạ vàng đang được sử dụng ở các dòng máy bay tàng hình hiện nay của Mỹ.
Ban đầu, những năm 1962 - 1963, Boeing chế tạo mẫu thử có kích thước bằng một nửa máy bay thật, chất liệu chế tạo thân rất đặc biệt và hình dáng “lạ” nhằm giảm thiểu sự phản xạ của sóng radar. Thiết kế này của Boeing được cấp 5 bằng sáng chế về “tàng hình” mà đến đầu những năm 1990 mới công bố ra công chúng sau hàng chục năm tính từ lúc nộp đơn.
Quiet Bird được cho là thử nghiệm ở cơ sở Wichita của Boeing từ 1962-1963, nằm trong tầm phủ sóng của radar. Tuy không có vụ bay thử nghiệm thực tế nào của Quiet Bird, nhưng các thử nghiệm rất thành công khi Quiet Bird đã làm giảm mạnh tín hiệu radar phát đi từ một máy bay chiến thuật, tức máy bay kiểm tra gần như không thấy được nó trên radar.
Boeing có kế hoạch phát triển mẫu máy bay này thành máy bay thực thụ, nhưng lúc đó quân đội Mỹ quan tâm đến máy bay tấn công hơn và thờ ơ với máy bay tàng hình.
Vả lại vào lúc đó Mỹ có nhiều máy bay có thể thâm nhập không phận đối phương, hệ thống điện tử hiện đại và bay rất nhanh, còn Quiet Bird chỉ có tính năng làm “mù” các cảm biến của quân địch chứ chưa chứng tỏ các tính năng khác, nên quân đội Mỹ thấy không cần loại máy bay tàng hình làm gì.
|
|
Mẫu thử này những năm 1960 đã khiến radar gần như không phát hiện ra nó, dù chưa từng cho bay thử - Ảnh: Boeing
|
Phải hơn một thập kỷ sau, Lầu Năm Góc mới bắt đầu quan tâm đến máy bay tàng hình, kéo theo sự xuất hiện của F-117 và B-2, F-22, F-35.
Xem mẫu Quiet Bird, ta mới thấy hình dáng và cấu tạo của nó la những gì máy bay tàng hình ngày nay đang áp dụng, từ 2 cánh đứng phía đuôi đến hình dáng phẳng, thân hình thang.
Kính buồng lái mạ vàng và vật liệu composite của Quiet Bird là những công nghệ được sử dụng rộng rãi ngày nay để giảm phản xạ sóng radar, giúp máy bay tàng hình trước radar đối phương.
Từ dự án Quiet Bird, sau này Boeing áp dụng cho các dự án tuyệt mật khác như máy bay không người lái X-47A Pegasus (bay được nhiều lần), Bird Of Prey của những năm 1990, hay tên lửa hành trình AGM-86.
Những năm 1980, Boeing sử dụng kinh nghiệm về vật liệu composite để chế tạo cánh và thân giữa của máy bay ném bom tàng hình B-2, và ngày nay áp dụng cho dòng máy bay hành khách hiện đại nhất là Boeing 787.
Quiet Bird trong một lần thử nghiệm ngoài trời, trên mặt đất những năm 1960. Tuy nhiên con chim yên lặng này bị Không lực Mỹ thờ ơ vào lúc đó
|
Mãi đến những năm 1970, Lầu Năm Góc mới quan tâm đến máy bay tàng hình, và nay hầu hết máy bay tàng hình đều dựa trên nguyên lý và cấu tạo của Quiet Bird, như chiếc F-22 Raptor này - Ảnh: Không lực Mỹ
|
Boeing sử dụng kinh nghiệm về vật liệu composite từ dự án máy bay tàng hình Quiet Bird
để chế tạo máy bay hành khách hiện đại nhất là Boeing 787 Dreamliner - Ảnh: Reuters |
Anh Sơn
>> Nga thử nghiệm tiêm kích tàng hình T-50 lần cuối
>> Không quân Ấn Độ đề nghị được lái thử tiêm kích T-50 PAK FA
>> Không lực Mỹ cần 80 - 100 máy bay ném bom mới
>> Những vũ khí công nghệ cao đi trước thời đại của Hitler
>> Vì sao Boeing 787 của Vietnam Airlines đáp được sân bay nhỏ ở Washington?
>> Với tên lửa phòng không S-400, không có khái niệm máy bay tàng hình
>> Mỹ đưa 3 oanh tạc cơ tàng hình B-2 đến đảo Guam
>> Siêu máy bay Boeing 787-9 của Vietnam Airlines trên bầu trời thủ đô Mỹ
Bình luận (0)