Mặc dù vậy, tôi vẫn nhất quyết mua vé vì sợ các "cò" này lật lọng đem con bỏ chợ thì gay. Không mời được, anh ta có vẻ khó chịu, miệng lẩm bẩm mấy tiếng chửi thề rồi lại săn đón các tốp khách khác...
Sau mấy ngày thăm viếng ở chùa Hương tôi mới hiểu rõ hơn là nạn "cò" khách trốn vé vào chùa là rất nhiều. Không chỉ người dân trong xã làm nghề chở đò ra "cò" khách để chở, mà nhiều người có người nhà đứng chân soát vé cũng ra “cò” đưa khách qua cổng soát vé mà không cần phải mua vé. Theo một chị chở đò cho biết, trung bình một ngày chị ta "cò" được 3 - 5 người thì khi qua cổng soát vé phải "bo" cho nhân viên (tất nhiên là quen) 5.000 đồng/người khách. Số tiền vé 35.000 đồng, bao gồm cả đò ra đò vào, trừ đi 5.000 đồng tiền "bo" nhân viên soát vé cổng, chị ta hưởng cả.
Đi chùa Hương bằng cách trốn vé theo "cò" xem ra có vẻ tiết kiệm được một chút tiền bồi dưỡng cho chủ đò. Đối với một bộ phận du khách thì cảm thấy hoan hỉ, nhưng phần lớn du khách không nghĩ như vậy bởi đi lễ chùa mà trốn vé e cái tâm không thanh thản, hơn nữa việc họ làm đương nhiên là làm nghèo cho ngân quỹ của Nhà nước. Sự thất thoát tiền từ những người trốn vé từ bấy lâu nay là bao nhiêu? Chắc khó lòng thống kê nổi mà ta chỉ có thể trả lời rằng: rất nhiều.
Được biết nạn trốn vé "cò" khách không chỉ xảy ra trong năm nay mà đã là căn bệnh mãn tính từ rất nhiều mùa lễ hội. Thiết nghĩ Ban Tổ chức lễ hội chùa Hương cần có sự quản lý chặt chẽ hơn nữa, nhất là ở khâu soát vé ra, vào cổng để hạn chế triệt để nạn "cò" đưa khách trốn vé vào chùa. Hơn nữa, ở đây cũng cần tới sự ra tay của Công an xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, cũng như tỉnh Hà Tây để nguồn thu từ bán vé vào dự lễ hội không bị rơi vào túi tư nhân.
Hoàng Đại
(Hà Nội)
Bình luận (0)