Nạn nhân thảm họa rò rỉ khí độc đốt hình nộm chủ tịch công ty Mỹ, đòi bồi thường

05/12/2022 19:24 GMT+7

Ngày 3.12, các nạn nhân trong vụ rò rỉ khí độc kinh hoàng xảy ra ở Bhopal (Ấn Độ) năm 1984, đã xuống đường phản đối việc chính phủ chưa nỗ lực bồi thường , điều trị và tạo cơ hội việc làm .

38 năm trước, một vụ rò rỉ khí độc kinh hoàng đã xảy ra ở thành phố Bhopal (Ấn Độ). Hôm 3.12, những người sống sót sau vụ rò rỉ - một trong những thảm họa công nghiệp gây chết người nhiều nhất thế giới - đã xuống đường để phản đối việc chính phủ chưa nỗ lực bồi thường, điều trị và tạo cơ hội việc làm.

Nạn nhân thảm kịch Bhopal nói: “Chúng tôi yêu cầu đưa vụ việc ra trước công lý, các nạn nhân phải được bồi thường xứng đáng, cần có các biện pháp điều trị và tạo việc làm đúng đắn, đồng thời cải thiện môi trường. Chính phủ nói họ đã chi hàng triệu (rupee) nhưng thực tế ở đây vẫn vậy, thực tế là không ai có thu nhập đàng hoàng, được điều trị đúng cách, và không có khoản đền bù nào”.

Cậu bé Abdul (3 tuổi), bị khuyết tật về thể chất và tinh thần chơi với mẹ Rukhsana tại nhà của họ ở Bhopal (Ấn Độ) ngày 13.11.2014

reuters

Gần 40 năm trước, khí độc xyanua rò rỉ từ một nhà máy sản xuất thuốc trừ sâu thuộc Tập đoàn đa quốc gia Union Carbide có trụ sở tại Mỹ. Loại khí chết người này theo không khí bay đến các khu ổ chuột xung quanh thành phố Bhopal.

Nhiều nạn nhân vẫn bị ung thư, mù lòa, gặp các vấn đề về hô hấp, bị bệnh miễn dịch và thần kinh mà gần như không được hỗ trợ. Năm đó, chính phủ ghi nhận 5.295 người chết. Các số liệu không chính thức thì khẳng định con số này có thể lên tới 16.000 người. Trong khi đó, các nhà hoạt động ước tính có 25.000 người đã tử vong vì bệnh tật kể từ sau vụ rò rỉ Bhopal.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.