Nhờ vào “thợ săn” hành tinh Kepler, các chuyên gia Mỹ đã phát hiện một đôi hành tinh có quỹ đạo gần nhau, đến nỗi có nhiều thời điểm hành tinh lớn hơn xuất hiện trên bầu trời đêm của hành tinh nhỏ với hình ảnh một mặt trăng to gấp đôi “siêu trăng" ở trái đất.
Chúng quay quanh một ngôi sao cách địa cầu 750 năm ánh sáng. Hành tinh nhỏ hơn, gần mặt trời (Kepler-36b) có khối lượng gấp 4,5 lần trái đất và to hơn khoảng 1,5 lần. Nó là thiên thể đá với ước tính 30% khối lượng dưới dạng sắt. Hành tinh lớn hơn, nằm bên ngoài (Kepler-36c) giống như sao Hải Vương thu nhỏ. Nó có tỷ số khối cao gấp 8 lần trái đất, nhưng khí quyển lại chứa đầy hydrogen và helium.
|
Điểm đặc biệt là Kepler-36b chỉ cách Kepler-36c chưa đến 2 triệu km, phá vỡ các tiêu chuẩn quỹ đạo của hệ mặt trời. Hành tinh bên ngoài trái đất là sao Hỏa di chuyển cách đó gần 79 triệu km, còn hành tinh vòng trong là sao Kim cách khoảng 43,45 triệu km, theo báo cáo trên chuyên san Sciencexpress. Điều tệ hơn là chúng nằm quá gần với sao trung tâm, Kepler-36b mất gần 14 ngày là hoàn tất quỹ đạo, trong khi hành tinh còn lại mất hơn 16 ngày, khiến nhiệt độ trên bề mặt các hành tinh dao động từ 650 đến 700 độ C. Các chuyên gia dự đoán sao Kepler-36 đang bắt đầu chuyển sang trạng thái sao khổng lồ đỏ, đặt dấu chấm hết cho bộ đôi “nổi loạn” này.
Thụy Miên
>> NASA bị cáo buộc che giấu thông tin về phi thuyền lạ
>> NASA từng hủy diệt sự sống trên sao Hỏa?
>> NASA bác bỏ ngày tận thế
>> Tin tặc tấn công NASA
>> NASA cung cấp trò chơi cho người dùng Facebook
>> Vệ tinh NASA lên quỹ đạo mặt trăng
Bình luận (0)