• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Kỹ năng sống

Nền tảng nhân cách của con trẻ là gia đình

05/07/2016 06:42 GMT+7

 

Di truyền, xã hội, giáo dục và hoạt động cá nhân là bốn yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách của trẻ. Trong đó, giáo dục gia đình quan trọng hơn giáo dục nhà trường; cha mẹ giữ vai trò quyết định trong việc tương tác và ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách thông qua hoạt động cá nhân của trẻ.

Bài: Thùy Dung

 

family interaction

Giúp con tự tin, dám nghĩ dám làm chính là nền tảng của sự thành công mà cha mẹ có thể trao cho con mình.

 

Nhà cao cần móng chắc

Tham dự trong buổi tọa đàm “Gia đình là nền tảng nhân cách cho trẻ” do Nhà văn hóa Phụ nữ TP.HCM tổ chức tháng 6/2016 phần lớn là các phụ huynh nữ. Đó là một thực tế thường thấy hầu hết ở các buổi tọa đàm, hội thảo hay khóa học làm cha mẹ. Có lẽ, chưa nhiều các ông bố nhận thấy cần phải tham gia các hoạt động này, khi mà họ vẫn tự nhận lấy phần mình trách nhiệm kiếm tiền cho gia đình. 

 Nuôi dạy con thành những công dân có ích là mục tiêu chung của mỗi gia đình và cả xã hội. Tuy vậy, cuộc sống hiện đại khiến các cha mẹ ngày nay buộc phải chạy theo những áp lực. Quan niệm  nuôi dạy con cái đã khác nhiều so với thế hệ trước. Cha mẹ ít có thời gian gần gũi với con hơn, ít trò chuyện, lắng nghe con hơn mà ngược lại, sự phát triển về đời sống vật chất lại “tạo điều kiện” để cha mẹ có được những người khác làm thay công việc quan trọng nhất của cuộc đời mình: nuôi dạy những đứa con khôn lớn.

 

family image for research page

 

Tiến sĩ Phạm Thị Thúy, Giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia cơ sở TP.HCM chia sẻ: “Con người khi mới được sinh ra chỉ là một cơ thể sinh học. Trong quá trình được chăm sóc để lớn lên mới dần hình thành nhân cách đặc trưng riêng của con người đó. Trong các anh chị em, thậm chí là anh chị em sinh đôi thì mỗi đứa con lại có một nhân cách riêng. Trong gia đình, cách cha mẹ, người thân tương tác với con trẻ sẽ góp phần hình thành nhân cách riêng cho mỗi cháu”.

Một phụ huynh ở tuổi ngoài 60 cho rằng gia đình có ảnh hưởng 80% nhân cách của trẻ. Ngày nay, con trai có cái lo của con trai, con gái có cái lo của con gái. Nỗi lo “con hư” chưa bao giờ lại thường trực đến thế trong tâm trí của những người làm cha mẹ. Tuy vậy, con trai nhìn gương cha, con gái nhìn gương mẹ. Cha mẹ là người như thế nào, ứng xử với nhau ra sao, ứng xử với con cái, đồng nghiệp, hàng xóm láng giềng... như thế nào sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành nhân cách của con trẻ.

 

iStock 000011085198 Double 0


Theo Tiến sĩ Phạm Thị Thúy, bốn yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của trẻ bao gồm: yếu tố di truyền quyết định về những đặc trưng sinh lý, năng lực tư duy, tố chất của trẻ; yếu tố xã hội; yếu tố giáo dục bao gồm giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội; yếu tố thứ 4 hình thành nên cái riêng chính là hoạt động cá nhân của mỗi em.

 Giai đoạn trẻ 0 - 6 tuổi được ví như giai đoạn nền móng của một ngôi nhà. Nhà càng cao móng càng phải chắc. Vì thế cha mẹ muốn con là ai, là người như thế nào thì từ khi con tượng hình trong bụng, cha mẹ đã phải dành cho con sự quan tâm giáo dục sâu sát nhất. Cha mẹ có ý tưởng lớn, cha mẹ là người tử tế, lương thiện... sẽ trao truyền cho con những ý tưởng lớn, hướng con thành người tử tế lương thiện”.

 

Sống và trải nghiệm cùng con

Xã hội hiện nay với những “cơn sóng ngầm” của game online, bạo lực, các tệ nạn xã hội... đang ập đến với các gia đình. Vậy các gia đình, cha mẹ làm gì để bảo vệ con mình? Rất nhiều phụ huynh đã cùng góp chung các giải pháp rút ra từ câu chuyện thực tế của gia đình mình. Thực hiện điểm danh mỗi tối trước giờ đi ngủ, “chiến đấu” với nạn dạy thêm học thêm để con không phải đi học thêm, chấp nhận sống chung và hòa nhập cùng con. Khi con hỏi về những thông tin mới, một người mẹ đã tìm cách “hoãn binh” để tự mình tìm hiểu vấn đề, sau đó mới chủ động trò chuyện, khơi gợi con bày tỏ ý kiến và định hướng cho con cách nhận  định thông tin tốt xấu.

 

image.axd

 

Một phụ huynh khác thì kiên nhẫn ngồi xem cùng con các chương trình ca nhạc yêu thích của con gái tuổi teen để tìm ra lý do con thần tượng chàng ca sĩ trẻ. Người mẹ tìm ra những cái hay của ca sĩ đó và hướng con tìm đến cái hay chung đó ở các ca sĩ khác. Rất nhiều phụ huynh tham gia mạng xã hội để cập nhật tin tức, giao lưu với bạn bè và để quản lý con cháu... Nói lời động viên, tâm sự với con, khen con chính là món quà vô giá mà cha mẹ dành cho con.

 Giúp con tự tin, dám nghĩ dám làm chính là nền tảng của sự thành công mà cha mẹ có thể trao cho con mình. Tâm lý đổ trách nhiệm từ xưa đã mặc định “con hư tại mẹ, cháu hư tại bà” dường như không còn hợp thời. Ngày nay đã có thêm nhiều câu nói khác sáng tạo hơn. Nhưng điều quan trọng là “Suy nghĩ, lối sống của con không có trong đầu của cha mẹ và ngược lại. Như thế cha mẹ và con cái không bao giờ hiểu nhau, con cái sẽ hư, chúng ta sẽ trách ai đây?”, Thạc sĩ Hà Trung Thành cho biết. “Lắng nghe và phải theo con, tập hòa mình vào thói quen sở thích của con để hiểu nó, rồi mới có thể từ từ uốn nắn định hướng. Người đàn ông có trách nhiệm trong việc nuôi dạy con nhưng không thể thay thế được vai trò của người mẹ”.

 

chinese family shutterstock 116493619

Nuôi dạy con thành những công dân có ích là mục tiêu chung của mỗi gia đình và cả xã hội

 

Thạc sĩ Hà Trung Thành – Học viện cán bộ TP.HCM kết luận: “Từ câu chuyện cá nhân tôi, tôi tin rằng con cái chúng ta sẽ thành công. Phụ huynh đừng nên lo lắng quá. Con đường con chúng ta đi có thể là đường thẳng, ngoằn nghèo, nhưng nó sẽ có cách riêng của nó. Chỉ cần bên nó luôn luôn có cha mẹ. Chính cha mẹ chứ không ai khác, là người sẽ “cài đặt” cho con những chương trình đúng đắn, lương thiện. Dù lầm đường lạc lối, cuối cùng con cái chúng ta cũng sẽ tìm về đúng con đường mà cha mẹ đã “cài đặt”.

 

Đừng sợ con sai
Trẻ ở lứa tuổi dậy thì sẽ đột nhiên thay đổi tính nết. Từ một đứa trẻ ngoan chỉ biết học hành, trẻ có những mối quan tâm mới hay thần tượng một  diễn viên, ca sĩ, nhóm nhạc nào đó... Cha mẹ đừng quá lo lắng. Thần tượng cũng giống như phong trào. Thạc sĩ Hà Trung Thành chia sẻ: “Phụ huynh đừng sợ con sai. Chúng ta đã từng sai lầm rất nhiều mà vẫn trưởng thành. Trong những cái sai ẩn chứa rất nhiều cái đúng đắn, nhân văn mà phụ huynh cần nhìn thấy để chỉ cho con mình".

 

 

Top
Top