Nên tạo không gian khuyến khích người trẻ đọc sách

23/10/2017 08:03 GMT+7

Để thu hút thêm nhiều người trẻ, sinh hoạt Đoàn ngày càng phải đi vào chiều sâu, phải thiết thực và gần hơn nữa với nhu cầu của thanh niên.

Hiện nay một bộ phận bạn trẻ ngày càng sống một cách vô cảm, nguyên nhân bắt nguồn từ chữ “sợ”: sợ liên lụy, sợ họa vào thân, sợ gặp phiền phức… Vậy đâu là giải pháp để họ thay đổi được?
Thứ nhất, tổ chức Đoàn phải tạo động lực cho đoàn viên, giúp họ tham gia hoạt động của mình bằng cách tạo sân chơi, để người trẻ thể hiện bản thân mình, qua đó đánh tan cảm giác “sợ”.
Thứ hai, phải xây dựng văn hóa đọc cho đoàn viên, thanh niên với mục đích hạn chế sự kích động tinh thần khi xem phim hành động, game bạo lực. Các trang mạng xã hội xét góc độ nào đó, cũng gián tiếp tạo ra những con người vô cảm. Vì thế, cần xây dựng cho người trẻ một không gian và kêu gọi họ tham gia đọc sách, giúp ích cho bản thân.
Do hiện nay người trẻ đang bị cuốn vào mạng xã hội, thường xuyên cập nhật những tin tức, sự kiện bạo lực, chủ yếu mang tính tiêu cực. Do đọc toàn tin xấu nên gây ra tự kỷ ám thị, dẫn đến tư duy sai lệch... Chính vì vậy, tổ chức Đoàn cần phải nắm bắt, tìm hiểu và cập nhật kịp thời những thông tin tốt, hoạt động tốt gắn với việc nêu gương người tốt việc tốt để khơi dậy tính tích cực của thanh niên.
Hiện nay, có một bộ phận không nhỏ người trẻ rất hờ hững với sinh hoạt Đoàn. Lý do là ở đâu, do ai và làm sao để giải quyết vấn đề này một cách hiệu quả?
Hiện tại một số nơi sinh hoạt Đoàn còn mang tính hình thức. Cán bộ Đoàn khi tổ chức các hoạt động thường không nắm rõ mục đích là gì, đối tượng muốn hướng tới là ai. Khi biết được đối tượng để thực hiện, thì không biết người ta cần gì, có lẽ chưa thật sự sâu sát với đoàn viên, thanh niên. Một số hoạt động còn rập khuôn, không đổi mới, bó hẹp hoạt động của tổ chức trong khuôn viên của đơn vị, trong khi hiện nay có rất nhiều yếu tố thu hút sinh viên như mạng xã hội…

tin liên quan

Cần giúp người trẻ trả lời được câu hỏi 'tôi là ai?'
Một trong những vấn đề quan trọng nhất và cũng là điều thiếu sót lớn nhất của chúng ta đó là không giáo dục cho con từ nhỏ việc định hướng tương lai của mình thế nào? Vì thế mà không ít người trẻ vẫn chưa trả lời được câu hỏi: tôi là ai?
Tôi cũng thấy công tác tổ chức nhiều khi chưa chuyên nghiệp, không có sự đầu tư dẫn đến không lôi cuốn được người trẻ.
Trước tình trạng của thời đại số hóa hiện nay, Đoàn ngày càng phải hiện đại hơn, ngoài những cách sinh hoạt truyền thống còn cần những sân chơi trực tuyến, thực tế, giúp người trẻ cọ xát nhiều hơn với những tình huống khó khăn, thử thách để người trẻ phát huy sở trường. Cán bộ Đoàn thời nay phải mạnh dạn hơn trong việc thực hiện những công trình thanh niên mang lại hiệu quả cao.
Bên cạnh đó, cán bộ Đoàn cần tự trang bị thêm cho mình những kiến thức nâng cao, để có thể học hỏi nhiều kinh nghiệm hay đưa về thực hiện ở cơ sở. Cán bộ Đoàn là không ngại khó, ngại khổ mà phải luôn tự mình thay đổi sao cho tốt hơn và phù hợp hơn với môi trường hiện nay.
Bác sĩ Đoàn Duy Tân
Đổi mới cách làm tình nguyện
Tôi nghĩ, Đoàn nên đổi mới phong trào tình nguyện, gắn hoạt động tình nguyện của các trường với chuyên môn sinh viên được đào tạo. Làm như thế sẽ giúp sinh viên có dịp cọ xát thực tế ngành nghề mà mình đang theo học.
Bác sĩ Đoàn Duy Tân 
(giảng viên Trường ĐH Y Dược TP.HCM)
Xây dựng kênh thông tin về du học
Thạc sĩ Lê Huy Bình
Không ít sinh viên hiện nay còn rất thiếu thông tin về vấn đề du học cũng như những chính sách đãi ngộ, hỗ trợ của nhà nước sau khi họ học xong muốn trở về phục vụ quê hương. Vì vậy, Đoàn cần xây dựng kênh thông tin đủ mạnh về vấn đề du học để tương tác với các trường, phục vụ học sinh, sinh viên khi có nhu cầu liên hệ.
Thạc sĩ Lê Huy Bình 
(cựu du học sinh tại Anh)
Châu Tiến Lên
Giúp sinh viên nghiên cứu khoa học hiệu quả
Theo tôi, Đoàn phải quan tâm nhiều hơn nữa với sinh viên trong việc nghiên cứu khoa học, đó là có tiếng nói của mình mạnh hơn trong việc kêu gọi các nguồn lực xã hội để đầu tư kinh phí đúng mức cho các công trình nghiên cứu khoa học mang tính khả thi, hiệu quả.
 
(sinh viên Trường ĐH Bách khoa TP.HCM)
Lê Thanh (ghi)

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.