(Tin Nóng) Đối phó với các lệnh trừng phạt của Mỹ và châu Âu với vũ khí Nga, ngành công nghiệp quốc phòng Nga đã giảm mạnh xuất khẩu sang các thị trường này, thay thế bằng thị trường châu Á, theo Defense News ngày 1.11.
Tàu ngầm Kilo của Nga, mặt hàng được nhiều nước châu Á quan tâm - Ảnh: Hải quân Nga
|
Theo Viện Nghiên cứu hòa bình thế giới Stockholm (SIPRI, Thụy Điển), khu vực châu Á và châu Đại dương đang chiếm hơn 60% thị phần xuất khẩu vũ khí của Nga, trong đó hai thị trường lớn nhất là Ấn Độ (39%) và Trung Quốc (11%) từ 2010 đến 2014.
Để đối phó Mỹ và phương Tây áp lệnh cấm vận và sự giảm sút trong quan hệ kinh tế - chính trị sau vụ Nga sáp nhập Crimea và can thiệp vào Ukraine, Nga đã tăng cường hợp tác với Trung Quốc trong các lĩnh vực quân sự - quốc phòng như hợp tác chế tạo máy bay vận tải quân sự, trực thăng hạng nặng, và cả việc Nga bán động cơ tên lửa cho chương trình không gian của Trung Quốc.
“Nga đang có thị phần lớn ở thị trường vũ khí châu Á nhờ các điều kiện giao hàng hấp dẫn”, ông Pyotr Topychkanov, nhà phân tích tại Trung tâm Carnegie Moscow bình luận.
Nga đã mở rộng các hợp đồng cung cấp vũ khí cho Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Bangladesh và Pakistan, ông Topychkanov cho biết thêm.
Tuy nhiên việc xuất khẩu vũ khí của Nga sang khu vực này cũng không thuận buồm xuôi gió. “Tôi không lạc quan về cơ hội của Nga ở châu Á. Các nhà xuất khẩu dầu khí khu vực này như Việt Nam đang xem xét lại nhu cầu về vũ khí, và các nhà xuất khẩu vũ khí khác đang gia tăng cạnh tranh ở khu vực này và có những tiếp xúc rất linh hoạt với các nước mà trước đây bị hạn chế bán vũ khí”, chuyên gia Nga bình luận.
Máy bay Sukhoi Su-35 của Nga là một trong những vũ khí đang được Nga tiếp thị ở châu Á - Ảnh: Reuters
|
Hãng vũ khí Kalashnikov (Nga) tham gia Triển lãm vũ khí tại Bangkok, Thái Lan từ 2 – 5.11.2015 - Ảnh: RIA
|
Ngay cả hai bạn hàng lớn của Nga là Ấn Độ và Trung Quốc cũng đang phát triển năng lực sản xuất vũ khí, và Mỹ cũng là đối thủ cạnh tranh rất mạnh.
Trung Quốc phát triển nganh công nghiệp quốc phòng nhanh chóng và sẽ giảm dần lệ thuộc vào vũ khí Nga. Tuy vậy Trung Quốc còn yếu về phòng không nên phải tìm cách mua hệ thống tên lửa S-400 của Nga.
Còn chính phủ Ấn Độ tiếp tục đẩy mạnh chương trình sản xuất vũ khí nội địa, để thu hút Nga bố trí cơ sở sản xuất tại nước này.
“Tôi không chắc lắm việc Nga sẽ tìm thêm khách hàng nào mới ở châu Á. Việt Nam là khách hàng quan trọng, nhưng nhiều hãng vũ khí phương Tây đang cố bán hàng cho nước này. Indonesia là thị trường phát triển nhanh, nhưng Hàn Quốc đang bán hàng tốt ở đây”, Ben Moores, nhà phân tích của tạp chí quốc phòng IHS Jane's nhận xét.
Tin Nóng
>> Nga - Trung Quốc sẽ sớm đạt hợp đồng tên lửa S-400, trừ tiêm kích Su-35
>> Tập đoàn tên lửa Nga tăng sản xuất 3 ca/ngày cho nhu cầu ở Syria
>> Nga phóng tên lửa Klub vào Syria: một mũi tên nhằm 2 đích
>> Máy bay Mỹ như đồng hồ Thuỵ Sĩ, máy bay Nga như cỗ xe tăng
>> Vũ khí Nga vẫn được chuộng dù bị phương Tây o ép
Bình luận (0)