Ngày mới với tin tức sức khỏe: Với thịt vịt, ăn phần nào tốt nhất?

04/05/2022 00:14 GMT+7

'Với thịt vịt, ăn phần ức là tốt nhất. Ức vịt có hàm lượng chất béo thấp, với 85 g thịt chỉ có 2 g chất béo'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé!

Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: Hậu Covid-19, chuyên gia hướng dẫn khi nào cần đi khám; Vì sao có nhiều người cứ ăn vào là đi ngoài?; Bùng phát thực phẩm nhà làm: Mua - bán dựa trên "niềm tin"!...

Những bộ phận nào của vịt nên hạn chế ăn?

Nội tạng, phần dưới da cổ, phao câu, đùi và cánh vịt là những phần chứa nhiều cholesterol xấu, ngoài ra đùi và cánh là nơi được tiêm ngừa nên có thể tồn dư thuốc cần hạn chế ăn.

Bác sĩ chuyên khoa 2, Huỳnh Tấn Vũ, giảng viên khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Y Dược TP.HCM, chia sẻ thịt vịt là một trong những nguồn cung cấp protein dồi dào, thuộc nhóm thịt trắng và tốt hơn so với nhóm thịt đỏ (thịt heo, thịt bò). Thịt vịt ít cholesterol hơn hẳn các loại thịt đỏ, thịt gia cầm ít mỡ hơn, từ đó giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.

Thịt vịt có vị ngọt, mặn, tính mát, có tác dụng bổ dưỡng, thanh nhiệt

SHUTTERSTOCK

Thịt vịt có vị ngọt, mặn, tính mát, có tác dụng bổ dưỡng, thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu thũng, giải độc. Người có cơ thể suy nhược, sốt, chán ăn, thể trạng gầy yếu dùng thịt vịt bồi bổ rất tốt.

Thịt vịt được nấu nhừ với gạo tẻ thành cháo, thêm vỏ quýt, gừng, hành trắng, muối, ăn hằng ngày chữa nóng trong người, miệng khô háo khát, đi tiểu nhiều ở người cao tuổi.

Các phần thịt ở các vị trí khác nhau sẽ có giá trị dinh dưỡng khác nhau về lượng protein, lượng mỡ và thành phần mỡ. Phần lườn, bụng chứa nhiều protein và ít cholesterol nhất, còn nội tạng, đùi, cánh, cổ vịt lại chứa rất nhiều cholesterol xấu.Nội dung tiếp theo, bác sĩ Vũ sẽ bật mí ăn phần nào của vịt là tốt nhất, bạn đọc có thể xem trên trang sức khỏe ngày 4.5.

Hậu Covid-19: Chuyên gia hướng dẫn khi nào cần đi khám

Các dấu hiệu của Covid-19 có thể khác nhau giữa mọi người và có thể kéo dài trong vài tuần hoặc vài tháng sau khi nhiễm bệnh. Tình trạng này còn được gọi là hội chứng hậu Covid-19 hoặc Covid-19 kéo dài.

Sau đây, các chuyên gia nêu ra những dấu hiệu cần lưu ý.

Chuyên gia Claire Glynn, người đứng đầu PAM Physio Solutions, chương trình phục hồi khỏi hậu Covid-19, cho biết: “Một trong những thách thức lớn nhất để giúp người bệnh phục hồi hậu Covid-19 là các triệu chứng quá khác nhau".

Hãy đi khám nếu bạn lo lắng về các triệu chứng kéo dài từ 4 tuần trở lên sau khi nhiễm Covid-19

SHUTTERSTOCK

Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS) khuyên hãy đi khám nếu bạn lo lắng về các triệu chứng kéo dài từ 4 tuần trở lên sau khi nhiễm Covid-19.

Chuyên gia Claire cho biết, các triệu chứng phổ biến nhất của hậu Covid-19 bao gồm: Khó thở; Mệt mỏi; Suy giảm nhận thức, còn gọi là sương mù não - bao gồm các vấn đề về trí nhớ và sự tập trung; Đau nhức cơ và khớp; Cảm giác chán nản; Căng thẳng; Các vấn đề với giấc ngủ; Chán ăn; Tăng hoặc giảm cân; Sức khỏe thể chất và tinh thần suy giảm.

Chuyên gia Claire cho biết, người bệnh cần đi khám để bác sĩ lập kế hoạch điều trị và và hướng dẫn họ những điều chỉnh cần thiết trong khi hồi phục. Bạn đọc có thể xem thêm nội dung bài viết này trên trang sức khỏe ngày 4.5.

Vì sao có nhiều người cứ ăn vào là đi ngoài?

Chuyên mục Bác sĩ ơi, nhận được thắc mắc của bạn đọc như sau: Xin hỏi bác sĩ, tại sao cứ sau khi ăn no tôi lại thấy đau bụng muốn đi vệ sinh. Triệu chứng này có nguy hiểm không, tại sao có hiện tượng này? (Thanh Thảo, 23 tuổi, TP.HCM)

PGS-TS-BS Bùi Hữu Hoàng, Trưởng khoa Tiêu hóa Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, giải đáp: Nếu dựa vào triệu chứng bạn mô tả và không có thêm các triệu chứng khác, sức khỏe bình thường thì có thể nghĩ đến hội chứng ruột kích thích.

Người bị hội chứng ruột kích thích thường hay đau bụng muốn đi vệ sinh sau khi ăn

MINH HỌA: SHUTTERSTOCK

Đây là triệu chứng phổ biến, do ăn phải thức ăn không phù hợp, hoặc tinh thần căng thẳng lo lắng gây stress, ảnh hưởng co bóp ống tiêu hóa gây chứng trên. Thường sẽ gặp sau khi ăn sáng, phân sệt lỏng nhưng không có máu hay dấu hiệu gì khác bất thường. Nếu nội soi không có thêm bất thường sẽ được chẩn đoán là hội chứng ruột kích thích. Bệnh thường gặp nhiều ở nữ hơn nam.

Một số trường hợp sử dụng kháng sinh trong thời gian dài cũng sẽ gặp hội chứng trên. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm phần trả lời của bác sĩ Hoàng!

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.