Ngày mới với tin tức sức khỏe: Nên uống gì để thận khỏe?

12/12/2024 00:09 GMT+7

'Một số loại thức uống khi dùng vào buổi tối sẽ giúp thận hoạt động tốt hơn và ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!

Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: Bác sĩ chỉ ra các bài tập đơn giản giúp mắt khỏe; Mất ngủ, khi nào là dấu hiệu của bệnh gan?; Phát hiện mới về thời điểm ăn sáng tốt nhất cho người bệnh tiểu đường...

4 thức uống khi dùng vào buổi tối sẽ giúp thận khỏe

Các yếu tố như di truyền, căng thẳng, lão hóa có thể gây tổn thương thận và tăng nguy cơ mắc bệnh thận. Một số loại thức uống khi dùng vào buổi tối sẽ giúp thận hoạt động tốt hơn và ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh.

Thận là một trong những cơ quan quan trọng nhất của cơ thể, từ lọc máu, cân bằng lượng nước trong cơ thể đến điều chỉnh nồng độ pH, muối và kali. Thận khỏe mạnh sẽ giúp cơ thể lọc chất thải và cân bằng hoóc môn hiệu quả, theo chuyên gia sức khỏe Healthline (Mỹ).

Ngày mới với tin tức sức khỏe

Nước chanh chứa các dưỡng chất có thể giúp ngăn ngừa sỏi thận

ẢNH: AI

Để thận khỏe mạnh, mọi người có thể dùng các loại thức uống sau vào buổi tối:

Nước ép cà rốt. Một số bằng chứng nghiên cứu cho thấy uống 2 ly nhỏ nước ép cà rốt mỗi ngày sẽ hỗ trợ làm sạch thận. Hàm lượng kali, vitamin C và chất chống ô xy hóa trong nước ép có tác dụng giúp tăng cường miễn dịch, cải thiện chức năng thận. Ngoài ra, trong cà rốt còn chứa chất citrate, có tác dụng làm giảm hàm lượng a xít trong nước tiểu và giúp ngăn ngừa hình thành sỏi thận canxi oxalate.

Trà xanh. Trà xanh là một trong những loại đồ uống tốt nhất cho thận vì chứa nhiều catechin, loại chất chống ô xy hóa có tác dụng giảm viêm trong cơ thể. Ngoài ra, uống trà xanh trước khi ngủ (nên uống ít nhất trước 2 giờ trước khi đi ngủ) có thể cải thiện sức khỏe tổng thể nhờ tác dụng giảm căng thẳng, hỗ trợ tiêu hóa, giảm cân và kiểm soát đường huyết. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 12.12.

Mất ngủ, khi nào là dấu hiệu của bệnh gan?

Thỉnh thoảng mất ngủ là điều bình thường. Tuy nhiên, tình trạng này kéo dài có thể do vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Các chuyên gia cho biết mất ngủ không phải lúc nào cũng do căng thẳng mà còn có thể vì gan có vấn đề.

Bệnh gan nhiễm mỡ có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ và gây khó ngủ. Bệnh xảy ra khi mỡ thừa tích tụ quá nhiều trong gan và gây viêm nhiễm, cuối cùng gây viêm gan.

Ngày mới với tin tức sức khỏe: Nên uống gì để thận khỏe?- Ảnh 2.

Mất ngủ và khó ngủ không chỉ do lo âu, căng thẳng mà còn có thể vì vấn đề ở gan

ẢNH: AI

Trên thực tế, nhịp độ ngủ thức ở người bị gan nhiễm mỡ sẽ hơi khác so với người khỏe mạnh. Một nghiên cứu công bố trên chuyên san Frontiers in Network Psychology cho thấy khoảng 55% người bị gan nhiễm mỡ hay giật mình vào nửa đêm. Họ cũng cần nhiều thời gian hơn để chìm vào giấc ngủ.

Gan nhiễm mỡ là một loại rối loạn chuyển hóa, làm suy giảm khả năng điều hòa lượng đường glucose và lipid trong máu. Hệ quả của tình trạng này là làm mất cân bằng năng lượng và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

Ngoài ra, gan còn có một chức năng khác là tham gia vào quá trình điều hòa hoóc môn, trong đó có hoóc môn melatonin. Loại hoóc môn này giúp dễ chìm vào giấc ngủ. Tuy nhiên, gan nhiễm mỡ làm giảm sản xuất melatonin, gây gián đoạn nhịp sinh học, dẫn đến khó ngủ và ngủ không sâu. Nội dung tiếp theo bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 12.12.

Phát hiện mới về thời điểm ăn tốt nhất cho người bệnh tiểu đường

Đối với người bệnh tiểu đường, thay đổi về lối sống, như tăng mức độ hoạt động thể chất và cải thiện chế độ ăn uống có thể giúp cải thiện khả năng kiểm soát đường huyết và độ nhạy insulin.

Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây cho thấy thời điểm tập thể dục hay giờ ăn cũng đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện kết quả đường huyết.

Đặc biệt, ăn sáng đúng thời điểm có thể mang lại lợi ích đáng kể trong việc ngăn ngừa tình trạng tăng đường huyết sau bữa sáng.

Ngày mới với tin tức sức khỏe: Nên uống gì để thận khỏe?- Ảnh 3.

Ăn sáng muộn, lúc 9 giờ 30 có thể giúp người bệnh tiểu đường cải thiện đáng kể kết quả đường huyết so với ăn lúc 7 giờ

Ảnh: Reuters

Trong nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí nghiên cứu về bệnh tiểu đường Diabetes & Metabolic Syndrome: Clinical Research & Reviews, các nhà khoa học đã tìm ra thời điểm ăn sáng tốt nhất để giảm lượng đường trong máu tăng đột biến ở bệnh nhân tiểu đường loại 2.

Nhằm điều tra tác động kết hợp của việc thay đổi giờ ăn sáng và đi bộ nhanh trong 20 phút sau bữa sáng đối với đường huyết sau bữa ăn, các chuyên gia từ Chương trình nghiên cứu dinh dưỡng và thể dục, Viện nghiên cứu sức khỏe Mary MacKillop, Đại học Australian Catholic (Úc) đã tiến hành thử nghiệm kéo dài 6 tuần trên 14 bệnh nhân tiểu đường, trong độ tuổi 30 - 70.

Những người tham gia được chia vào 3 nhóm, ăn sáng vào lúc 7 giờ, 9 giờ 30 hoặc lúc 12 giờ.

Kết quả cho thấy những người ăn sáng lúc 9 giờ 30 hoặc ăn lúc 12 giờ đã giảm đáng kể mức đường huyết sau khi ăn so với ăn sáng lúc 7 giờ. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé!

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.