Khi đề cập đến vấn đề từ chức, đại biểu Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) nói: “…vụ gian lận về thi cử trầm trọng như vậy, nhưng có mấy ai xin từ chức đâu. Cho nên tha thiết Quốc hội phải luật hóa về vấn đề từ chức”.

tin liên quan
Đại biểu Quốc hội: ‘Gian lận thi cử trầm trọng vậy mà có ai từ chức đâu’Nhưng với người viết, lại cứ băn khoăn tự hỏi rằng một cách ứng xử văn hóa diễn ra từ rất lâu chốn quan trường, biểu lộ sự tự trọng của những người được gắn cho cụm từ “phụ mẫu chi dân”, bây giờ đã phải dùng đến luật sao? Lịch sử đã từng ghi lại một câu chuyện bao thế hệ nằm lòng, đó là Chu Văn An sau khi dâng “thất trảm sớ” (dâng sớ chém đầu bảy kẻ nịnh thần), nhà vua không chuẩn, nên đã cáo quan về nhà ở ẩn. Ông không hề sai phạm gì, mà một lòng lo cho dân cho nước, hành xử ấy trước hết là của một người quân tử, hay cũng được cho là “kẻ thất phu”, với nghĩa vốn được dùng trong câu “quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách” .

tin liên quan
Kỷ luật lãnh đạo Sơn La do liên quan gian lận thi cửSự gửi gắm, và niềm tin của người dân về giá trị lá phiếu đối với một cán bộ mà mình tin tưởng bị đổ vỡ, thì không có cách gì để níu kéo lại được. Giữ khư khư lấy cái ghế, khi ghế ấy đã rất chông chênh, thì miệng tiếng mai hậu sẽ nói gì về vị ấy? Không từ chức thì có gì đó không ổn.
Từ chức, với cương vị là người chịu trách nhiệm, có chăng là chỉ để vớt vát lại thể diện cá nhân. Và từ sự thể hiện của cá nhân con người ấy, dư luận sẽ cho rằng đó là cách hành xử văn hóa.
Bởi vậy, không thể đánh đồng giữa từ chức và cách chức được. Một khi, có điều luật “buộc từ chức”, vô hình chung sẽ đánh mất ý nghĩa của cách hành xử văn hóa trong câu chuyện này!