Nghi kỵ trước, tin cậy sau

10/12/2011 00:42 GMT+7

Cuộc đối thoại tham vấn quốc phòng lần thứ 12 giữa Mỹ và Trung Quốc giống như hàn thử biểu về thực trạng quan hệ song phương. Nó cho thấy cặp quan hệ này hiện trong thời kỳ khó khăn và rất nhạy cảm về chính trị, an ninh, nhưng không hẳn sẽ căng thẳng thêm hay hướng tới đối đầu.

Cuộc đối thoại tham vấn quốc phòng lần thứ 12 giữa Mỹ và Trung Quốc giống như hàn thử biểu về thực trạng quan hệ song phương. Nó cho thấy cặp quan hệ này hiện trong thời kỳ khó khăn và rất nhạy cảm về chính trị, an ninh, nhưng không hẳn sẽ căng thẳng thêm hay hướng tới đối đầu.

Thời gian qua, cả hai đều có những động thái hoặc quyết sách khiến bên kia nghi ngại và lưu tâm ứng phó. Trung Quốc tăng cường tiềm lực quân sự, đặc biệt về hải quân và không quân. Mỹ không chỉ tiếp tục bán vũ khí và thiết bị quân sự cho Đài Loan mà còn tuyên bố coi trọng và ưu tiên khu vực châu Á - Thái Bình Dương, tăng cường hiện diện và củng cố quan hệ đồng minh ở khu vực. Mới rồi lại có chuyện tình hình an ninh trên biển Đông trở nên thời sự và hàng loạt cuộc tập trận trên biển giữa nhiều đối tác khác nhau. Bối cảnh như thế không thuận lợi cho lần tham vấn năm nay. Mục đích chính của khuôn khổ đối thoại này là xây dựng lòng tin, tăng cường hiểu biết lẫn nhau, xác định lợi ích chung và định hướng hợp tác trong tương lai. Tình hình như thế khiến 2 bên rất khó đạt được những mục tiêu trên.

Dù vậy, 2 bên vẫn gặp nhau bởi đặc thù của cặp quan hệ này là dẫu có tin được nhau đến mấy thì cũng không nguôi hết nghi kỵ và dẫu có nghi nhau đến mấy thì vẫn phải hợp tác. Có gặp nhau thì mới không để nghi kỵ nhau leo thang đến mức hủy hoại hoàn toàn khả năng gầy dựng sự tin cậy. Tác dụng ấy dù chỉ hạn chế, nhưng không kém phần quan trọng đối với cả hai.

Thảo Nguyên

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.