Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani - Ảnh: Reuters |
Nhưng nếu chuyến thăm mang lại khởi đầu mới cho quan hệ song phương và mở đường cho những bước cải thiện tiếp theo thì cũng đủ coi là thành công. Lý do ở chỗ cả Afghanistan lẫn Pakistan đều cần thêm thời gian, thiện chí thực sự lẫn tiến triển cụ thể thì mới vượt qua được nghịch lý lâu nay giữa 2 láng giềng này.
Nghịch lý là cả hai phụ thuộc nhau về an ninh nhưng cũng rất nghi ngờ nhau về an ninh. Ở cả hai phía đều gặp nhiều thách thức liên quan đến Taliban và một số nhóm Hồi giáo cực đoan khác cũng như đều có vấn đề trong quan hệ với Mỹ, Ấn Độ và Trung Quốc.
Họ ý thức được rằng mình sẽ bị ảnh hưởng nếu láng giềng mất an ninh và thiếu ổn định nên không thể không hợp tác với nhau. Dù vậy, Kabul và Islamabad vẫn nghi ngờ, cáo buộc nhau can thiệp vào chuyện nội bộ của mình cũng như dùng quan hệ với các đối tác bên ngoài để chơi con bài đối trọng.
Pakistan càng có thêm lý do để lo ngại bởi tương lai chính trị an ninh ở Afghanistan càng thêm mờ mịt, khó lường sau khi Mỹ rút quân trong năm nay. Afghanistan cũng chưa thể yên tâm và tin cậy láng giềng khi giới quân sự Pakistan vẫn đầy quyền lực và thể chế dân sự có thể trở thành nạn nhân bất cứ lúc nào.
Tổng thống Ghani đến Pakistan chẳng bao lâu sau khi nhậm chức cho thấy ông dành ưu tiên cao cho việc khắc phục nghịch lý nói trên. Vấn đề là phía Pakistan có dành mức độ ưu tiên tương tự hay không thôi.
Thảo Nguyên
Bình luận (0)