Người Việt xưa trồng cây nêu ngày Tết để làm gì?

04/02/2019 14:31 GMT+7

Theo tục tập xưa, muộn nhất là chiều 30 Tết, nhà nào cũng trồng cây nêu. Người Việt xưa tin rằng trồng cây nêu ngày tết sẽ xua đuổi được ma quỷ để cả gia đình được yên ổn, hạnh phúc trong năm mới.

Có câu: “Duyên với văn chương, nên dán chữ/ Sợ gì ma quỷ phải trồng nêu” để nói lên ý nghĩa của việc trồng cây nêu ngày tết. Cây nêu ngày tết như một dấu hiệu để nhận biết đất có chủ, ma quỷ không được nhòm ngó hay quấy nhiễu.

Tiến sĩ Trần Long, Giảng viên Khoa Văn hóa học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM) cho biết, ngày nay, một số người dân ở khu vực phía Bắc vẫn duy trì tục trồng cây nêu ngày tết. Cây nêu sẽ được trồng trước khi trời loạng choạng tối trong ngày 30 tết, tùy vào đó là đất lành hay đất dữ.

Cây nêu ngày tết hình thành thế nào?

Theo TS Trần Long, truyền thuyết dân gian kể rằng mặt đất này là nơi ở của cả người và quỷ. Tuy nhiên, vì ma lanh quỷ quyệt nên quỷ khống chế đời sống con người. Quỷ quyệt đến mức khi người dân trồng lúa, quỷ bảo các ngươi lấy phần thân và phần gốc, phần ngọn cho ta. Người nông dân đi trồng khoai lang thì quỷ tráo trở bảo các người ăn thân, ăn lá, còn củ cho ta. Đến khi người dân bắp trồng thì quỷ bảo con người hãy ăn gốc, ngọn, phần giữa là của ta nên người dân đói, khốn khổ vô cùng.
Nghi thức dựng nêu tại đảo Lý Sơn Mịnh Văn
Đức Phật thấy dân khốn khổ nên thương lượng với quỷ rằng: nhà ngươi đã chiếm hết tài sản, đất đai rồi nên bây giờ ta chỉ đề nghị với các ngươi dành cho chúng ta một mảnh đất bằng cái cà sa này thôi. Vì đầu óc nghĩ đơn giản nên quỷ đồng ý. Khi Phật bung áo cà sa ra thì chiếc áo càng lúc càng lớn, lớn đến đâu thì bọn quỷ phải chạy dạt ra đến đó. Đến khi chiếc áo cà sa phủ hết rồi thì không còn đất nào cho quỷ ở nữa nên bọn quỷ phải chạy ra biển.

Ra tới biển không còn gì để ăn nữa, bọn quỷ đói, la khóc và cầu cứu Phật, Phật thấy thương tình nên giao kèo rằng sẽ bọn quỷ trở lại vùng đất nhưng chỉ có một lần trong năm đó là đêm 30, vào giờ tí (từ 23 giờ đến 1 giờ).
Nhưng vì đói khát nên ngay khi trời chập choạng tối là bọn quỷ mò về và quậy phá vì đói. Dân tìm cách xua đuổi nó, dần dần hình thành văn hóa dựng một cây tre lên xác định chủ quyền.
Cây tre phải còn đủ ngọn lá, trồng ở trước sân với một cỗ mũ nhỏ và một tảng vàng buộc ngang thân cây trên cao. Có nơi treo thêm trên ngọn cây bánh khánh (bằng đất nung) để khi gió thổi chạm vào nhau phát ra tiếng kêu.
Theo Nhất Thanh trong Đất lề quê thói: Cây nêu được trồng trước sân như vậy đến ngày khai hạ là mồng bảy tháng Giêng thì hạ xuống và đốt vàng mã. Những nhà không tiện trồng nêu thì buộc cành đa lá dứa ngoài cửa ngõ (ngày nay miền Bắc vẫn nhiều nhà cột). Có nơi rắc vôi bột trước sân ngoài cổng có vẽ hình bàn cờ, cái cung cái nỏ với tên bắn ra đằng trước hướng ra hai bên, cũng có ý nghĩa là trấn giữ nhà, ngăn chặn ma quỷ.
Cây nêu được trồng trước sân như vậy đến ngày khai hạ là mồng bảy tháng Giêng thì hạ xuống và đốt vàng mã Mịnh Văn
TS Long cho rằng, ngày nay niềm tin về ma quỷ dần phai nhạt, mỗi nhà cũng đều có giấy chủ quyền rồi nên không còn phải đánh dấu bằng cách trồng cây nêu nữa, nhưng ở vùng nông thôn, nhất là vùng biên giới cây nêu đó không chỉ là vấn đề ma quỷ mà còn là vấn đề chủ quyền nữa. Ở thành thị ngày nay cũng khó kiếm được cây nêu nên tục trồng nêu đã được chuyển qua hình thức khác như treo tranh vẽ hoặc đem một loại cây về treo trong nhà.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.