Nhân vụ “ăn chặn” của người tâm thần – “còm” chi mà độc!

05/11/2015 11:45 GMT+7

Đưa tin về sai phạm ở Trung tâm Bảo trợ xã hội (TTBTXH) Nghệ An, gần như các báo đều dùng từ “ăn chặn”. Bạn Chung Nguyên đã có bài viết rất kịp thời trên Tôi viết nhưng chỉ mới hé mở vài việc nhỏ. Còn nhiều “chuyện khó tin” mà có thật trong các TTBTXH.

Đưa tin về sai phạm ở Trung tâm Bảo trợ xã hội (TTBTXH) Nghệ An, gần như các báo đều dùng từ “ăn chặn”. Bạn Chung Nguyên đã có bài viết rất kịp thời trên Tôi viết nhưng chỉ mới hé mở vài việc nhỏ. Còn nhiều “chuyện khó tin” mà có thật trong các TTBTXH.

Khu nuôi dưỡng người tâm thần tại Trung tâm Bảo trợ xã hội Nghệ An - Ảnh: Khánh HoanKhu nuôi dưỡng người tâm thần tại Trung tâm Bảo trợ xã hội Nghệ An - Ảnh: Khánh Hoan
Thanh tra đã phát hiện sai phạm chứ không phải ăn chặn. Hai phạm trù này rất khác nhau. Ai sai người đó chịu, pháp luật cần nghiêm minh. Càng cần hơn sự công bằng của dư luận. Đọc các bài báo và ý kiến của rất nhiều bạn đọc lên án vụ việc, tôi đoan chắc họ chưa hề đặt chân đến các TTBTXH, kể cả tác giả Chung Nguyen.
Việc tại sao trại viên tâm thần phải ăn bốc hay ở trần, bạn Chung Nguyên đã giải thích. Xin thưa với các vị đang sôi máu vì thau cơm trắng và 3 miếng thịt bé tẹo, rằng tiền trợ cấp mỗi tháng là 450.000 đồng bao gồm cả tiền gạo, đồ ăn, chất đốt, xà bông, thuốc men, điện nước… hầm bà lằng, chứ không chỉ có cơm và đồ ăn.
Các nhà đạo đức làm ơn tính toán dùm “Làm sao nuôi người bệnh có chất lượng mà mỗi tháng chỉ 450.000đ?” . Tùy thực tế, ngân sách địa phương sẽ hỗ trợ thêm nhưng cũng như muối bỏ biển. Điều động viên là bên cạnh số tiến quá khiêm tốn của nhà nước chu cấp, còn có sự hỗ trợ của các nhà hảo tâm nhưng vẫn dưới mức trung bình của nhu cầu.
Tôi không hề có ý biện minh cho những sai phạm và cả ăn chặn, nếu có, của những người quản lý. Tôi chỉ muốn nhà nước và cả xã hội chung sức cải thiện chất lượng bữa ăn và cuộc sống trong các TTBTXH, cả trại viên lẫn nhân viên phục vụ. Còn tiền lấy từ đâu thì không thiếu. Chỉ cần tiết kiệm vài phần trăm trong mênh mông lãng phí của xã hội là thừa sức. Cái thiếu là tấm lòng đồng cảm và san sẻ thật sự. 
Trong các TTBTXH thì cực khổ nhất là người bệnh tâm thần và người già bại liệt. Bệnh nhân tâm thần thì đánh nhau chưa đủ, hành hung luôn cả bác sĩ và những người hết lòng phục vụ mình. Còn người bại liệt toàn thân thì không tự chủ tiêu, tiểu; có thể “xả” bất cứ lúc nào, nhân viên trung tâm phải thường xuyên dọn dẹp, lau chùi. Vậy mà có người trọn đời tận hiến. Đến con cái cũng chưa chăm sóc cha mẹ được như vậy…
Tôi đã nhiều lần đưa nhân viên (để cùng học về lòng nhân ái) và các nhà hảo tâm đến thăm các trường trại xã hội. Trại tâm thần là khổ nhất, cả người quản lý lẫn người bệnh. Việc thăm hỏi và tặng quà cũng ít hơn vì khó tổ chức. Nhân viên và cả lãnh đạo của trung tâm có thể bị đuổi “chạy té khói”, bị ăn đòn bất tử khi trại viên nổi cơn. Có trại chen chúc cả ngàn người. Ăn uống, vệ sinh và thuốc men đều thiếu thốn. Do bị tâm thần nên không thể phục vụ như người bình thường. Họ la hết, cào cấu và làm bất cứ thứ gì theo bản năng. Lần nào đi thăm những nơi như thế về cũng mất ngủ. Thương bệnh nhân một thì thương anh em phục vụ gấp nhiều lần. Ở đó, tôi đã gặp rất nhiều người tận tụy một cách thầm lặng đến kinh ngạc. Họ xứng đáng mấy lần anh hùng.
Nhìn bữa ăn ở các TTBTXH, tôi từng mơ ước: “Có cách gì thu gom đồ ăn còn nguyên mà khách bỏ dở trong các nhà hàng để san sẻ cho các trường trại” mà gần hai chục năm nay chưa thực hiện được. Cứ cảm thấy ray rứt như mình cũng có lỗi vì những thiếu thốn không đáng có.
Viết những dòng này, tôi không hề có ý biện minh cho những sai phạm và cả ăn chặn, nếu có, của những người quản lý. Nếu cố tình, phải xử phạt gấp đôi. Tôi chỉ muốn nhà nước và cả xã hội chung sức cải thiện chất lượng bữa ăn và cuộc sống trong các TTBTXH, cả trại viên lẫn nhân viên phục vụ. Còn tiền lấy từ đâu thì không thiếu. Chỉ cần tiết kiệm vài phần trăm trong mênh mông lãng phí của xã hội là thừa sức. Cái thiếu là tấm lòng đồng cảm và san sẻ thật sự. Các TTBTXH tỉnh nào cũng có. Xin mọi người hãy đến đó, hoặc tìm hiểu cho rõ ngọn ngành, trước khi gõ phím comment.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.