Nhận xét và đáp án các môn thi ĐH ngày 10.7

10/07/2007 17:13 GMT+7

Môn Địa Lí (khối C): Chưa thể hiện rõ sự phân loại thí sinh Môn Hóa khối B: Sát chương trình hơn so với khối A Anh văn khối D: Cấu trúc hợp lý

 

 

Đề môn Địa khối C

Đề môn Hóa khối B

Đề môn Sinh khối B

Đề môn Sử khối C

Đề môn Tiếng Anh khối D

Đề môn tiếng Nga D

Đề môn tiếng Pháp D

Đề môn tiếng Trung D

Đề môn Toán khối B

Đề môn Toán khối D

Đề môn Văn khối D

Đề môn Văn khối  C

Đáp án môn Địa khối C

Đáp án Môn Hóa khối B

Đáp án môn Sinh khối B

Đáp án môn Sử khối C

Đáp án môn Anh văn khối D

Đáp án môn tiếng Nga khối D

Đáp án môn tiếng Pháp khối D

Đáp án môn tiếng Trung khối D

Đáp án môn Toán khối B

Đáp án môn Toán khối D

Đáp án môn Văn khối D

Đáp án môn Văn khối C

 

Môn Địa Lí (khối C): Chưa thể hiện rõ sự phân loại thí sinh

Về cấu trúc đề thi năm nay hoàn toàn giống các năm trước đây. Nội dung đề thi đều thuộc chương trình lớp 12 phân ban và không phân ban. Đề thi chính xác, rõ ràng không có gì lắt léo và rất chú trọng đến kiến thức cơ bản.

Phần chung cho tất cả thí sinh:

Câu I: Nội dung thuộc về vấn đề phát triển cây công nghiệp, chỉ cần thí sinh nắm vững kiến thức cơ bản của SGK là có thể làm tốt.

Câu II: (Phần thực hành). Nội dung thuộc về ngành giao thông vận tải, với những yêu cầu về kĩ năng quen thuộc như xử lí số liệu và chọn biểu đồ thích hợp nhất. Đối với thí sinh có chú trọng rèn luyện về các dạng biểu đồ thì việc thực hiện biểu đồ này cũng không khó (biểu đồ đường với 4 đường biểu diễn có cùng điểm xuất phát).

Phần giải thích về sự tăng trưởng của từng ngành vận tải thì thí sinh học chương trình phân ban có lợi thế hơn vì chương trình chuyên ban được học rõ và cụ thể hơn về từng ngành giao thông vận tải.

Phần tự  chọn:

Nội dung của câu IIIa về vấn đề sản xuất lương thực của Đồng bằng sông Hồng (theo chương trình không phân ban) và IIIb về vùng kinh tế trọng điểm, nhìn chung cũng sát với lí thuyết SGK nên thí sinh cũng khá dễ dàng khi làm bài.

Qua đó, đề thi năm nay khá “nhẹ nhàng” so với các năm, chỉ tập trung 1 số bài, mỗi câu gắn với 1 bài riêng biệt thiếu sự liên kết kiến thức giữa các bài. Hầu như không có câu nào khó nên hạn chế khả năng tư duy, phát huy tính tích cực sáng tạo của thí sinh cũng như vận dụng 1 số kĩ năng khác của bộ môn. Vì vậy, đề thi chưa thể hiện rõ sự phân loại thí sinh. Cho nên nền điểm chung năm này có thể cao hơn các năm trước.

 Riêng tôi, có 1 nỗi băn khoăn là giữa sự đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập với thực tế yêu cầu của đề thi hình như vẫn còn là 1 khoảng cách (!).

 Đoàn Văn Xuân
(Giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quí Đôn, Khánh Hoà)

Môn Hóa khối B: Sát chương trình hơn so với khối A

Đề thi phù hợp cho một kì thi tuyển sinh ĐH, phân loại được học sinh: giỏi, khá, trung bình. Nội dung bám sát sách giáo khoa (chương trình phân ban và không phân ban), trải dài chương trình hóa học: lớp 10 (5/50 câu), lớp 11 (10/50), học kì I lớp 12 (23/50), học kì II lớp 12

Phần cấu trúc của đề thi với thời gian 90 phút có khoảng 30 - 40% bài tập. Với đề thi môn hóa khối B có khoảng 24 câu bài tập (48%) - tốt hơn so với khối A (khoảng 52%). Mức độ khó của khối A cao hơn nhiều so với khối B.

Tỉ lệ số câu cho mỗi chương gần đúng như dự kiến mà Cục khảo thí đã đề ra từ trước; câu hỏi rõ ràng, không đánh đố. Đối với học sinh khá giỏi thật sự có thể đạt từ điểm 7 trở lên. Các học sinh xuất sắc cũng có thể đạt điểm 10. Tuy nhiên đề thi còn thiếu:

- Hóa học và các vấn đề kinh tế - xã hội - môi trường (theo dự kiến của cục khảo thí 2 câu).

- Tác dụng tốt và không tốt của các hóa chất mà học sinh đã khảo sát trong năm học phổ thông (mà tối thiểu học sinh phổ thông phải biết).

Ví dụ: rượu etylic dùng để uống, rượu metylic gây ngộ độc thậm chí dẫn đến tử vong - một học sinh lớp 12 có thể không biết.

- Thao tác thực hành ....

Đó là một trong những điều “thiếu” của môn Hóa (ở Việt Nam) là môn khoa học thực nghiệm. Để thay đổi phương pháp dạy và học, tốt nhất là thay đổi cách ra đề thi của Bộ GD-ĐT.

Phạm Thị Minh Nguyệt

(Cựu giáo viên chuyên hóa - trường THPT chuyên LHP)

Anh văn khối D: Cấu trúc hợp lý

Đề Anh văn xét chung có cấu trúc hợp lý và có thể kiểm tra kiến thức thí sinh một cách toàn diện. Nội dung kiến thức về từ vựng và văn phạm nằm trong chương trình phổ thông, do đó thí sinh khá giỏi có thể làm bài tương đối dễ dàng.

Về hình thức đề, cũng như mọi năm, đề thi kiểm tra được các kỹ năng phát âm, đọc hiểu và viết của thí sinh. Trong 9 phần gồm 80 câu hỏi của đề thi, việc phân bố câu hỏi về các kỹ năng cũng như về việc phân loại thí sinh là khá hợp lý. Dù chỉ một loại câu hỏi là trắc nghiệm khách quan, nhưng đề thi áp dụng nhiều hình thức trắc nghiệm: chọn từ đúng, chọn từ sai cần sửa, điền vào chỗ trống, chọn cấu trúc đúng và đọc hiểu. Do vậy có thể nói đề soạn công phu và cẩn thận.

Xét về mặt kỹ thuật soạn đề trắc nghiệm, các chọn lựa của mỗi câu hỏi cho thấy đề thi bảo đảm được tính hợp lý và độ tin cậy cao. Tuy nhiên, vì yêu cầu của đề thi hoàn toàn hình thức trắc nghiệm khách quan, việc kiểm tra kỹ năng viết của thí sinh sẽ không hoàn hảo như mọi năm (lúc đó đề thi có yêu cầu viết bài luận ngắn). Thay vào đó, việc chấm thi sẽ dễ dàng và chính xác đến mức tối đa. 

       Lê Quang Vinh
(Giảng viên Đại Học)

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.