Nhật cân nhắc điều quân giám sát hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông

26/05/2015 17:09 GMT+7

(TNO) Bộ trưởng Quốc phòng Nhật, ông Gen Nakatani ngày 25.5 cho biết Nhật có thể xem xét khả năng hợp tác với quân đội Mỹ để điều lực lượng phòng vệ tới Biển Đông giám sát các hoạt động xây dựng phi pháp của Trung Quốc ở đây.

(TNO) Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản, ông Gen Nakatani ngày 25.5 cho biết Nhật Bản có thể xem xét hợp tác với quân đội Mỹ để điều lực lượng phòng vệ tới Biển Đông giám sát các hoạt động xây dựng phi pháp của Trung Quốc ở đây.

Mỹ và Nhật Bản tăng cường hợp tác quốc phòng trong thời gian qua. Trong ảnh là
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản (bìa trái) và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ (bìa phải) - Ảnh: Reuters
Trả lời phỏng vấn báo Nikkei, ông Nakatani nói rằng Nhật Bản luôn xem xét khả năng hợp tác quốc phòng với Mỹ ở Biển Đông, trong đó Nhật Bản có thể sử dụng vệ tinh, tàu thuyền, máy bay để giám sát ở đây thường xuyên. Ông cho biết tất cả những hoạt động này đã được pháp luật Nhật Bản cho phép. Ngoài ra, quốc hội cũng sẽ tranh luận về việc mở rộng hoạt động của lực lượng phòng vệ nước này trong khuôn khổ một dự luật an ninh quốc gia mới.
Bộ trưởng Nakatani cho biết đối với Nhật Bản, Biển Đông là tuyến đường biển quan trọng cho các tàu chở dầu. Các hoạt động phi pháp hiện nay của Trung Quốc ở Biển Đông đe dọa việc sử dụng tuyến đường này. Ông nhận định tình hình hiện nay tác động mạnh hơn đến an ninh quốc gia của Nhật Bản so với trước.
Nếu dự luật kể trên - vốn được chính quyền của Thủ tướng Shinzo Abe ủng hộ - được thông qua, Nhật Bản có thể hậu thuẫn về mặt hậu cần cho các đồng minh chiến đấu chống lại quân đội Trung Quốc ở Biển Đông một khi tình hình ảnh hưởng đến hòa bình và an ninh quốc gia của Nhật Bản.
Ông Nakatani giải thích một cách cơ bản, dự luật cấm lực lượng phòng vệ nước này tham chiến trên lãnh thổ, lãnh hải nước khác. Tuy nhiên, sẽ có những trường hợp ngoại lệ, chẳng hạn khi sự tồn tại của Nhật Bản bị đe dọa .
Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh Nhật Bản muốn đàm phán với Trung Quốc ở nhiều cấp độ khác nhau để xây dựng một mối quan hệ tốt đẹp hơn giữa hai nước, trong đó bao gồm việc thành lập đường dây nóng nhằm giảm thiểu nguy cơ xảy ra xung đột giữa lực lượng không quân và hải quân hai bên.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.