DỊCH: Mê Linh
Những khách hàng Trung Quốc mua hàng xa xỉ, cảm thấy bị hắt hủi bởi trung tâm mua sắm truyền thống của mình ở Hong Kong, đã bay sang vùng đất gần đó, Nhật.
Thay đổi địa điểm
Công ty hàng xa xỉ Pháp Hermes International SCA cho biết vào ngày 21/7/2015, doanh số tăng vọt 22% trong quý 2 khi nó được lợi từ nhu cầu mạnh mẽ ở Nhật và ảnh hưởng của đồng euro suy yếu rất được ưa thích.
Nhà sản xuất túi xách Birkin và Kelly tiết lộ doanh số tăng lên 2.3 tỉ euro (2.5 tỉ USD) trong 6 tháng đầu năm, tăng từ mức 1.9 tỉ euro so với cùng kỳ năm ngoái. Loại trừ ảnh hưởng tiền tệ, doanh số tăng 9%, công ty thông báo. Hermes không nêu lợi nhuận.
Trong khi những nhà sản xuất hàng xa xỉ khác vật vã duy trì sự tăng trưởng cao xa trong những năm gần đây do sự thay đổi sở thích thời trang, nhu cầu thị trường mới nổi đang chậm lại và sự trừng trị thẳng tay đối với tham nhũng và quà biếu ở Trung Quốc thì Hermes tiếp tục dẫn đầu lĩnh vực hàng xa xỉ với việc đạt được doanh số lớn ổn định.
Gần đây, việc đạt được doanh số lớn ổn định đang diễn ra ở Nhật, Hermes kể với các nhà phân tích vào ngày 21/7/2015. Nhật nhanh chóng trở thành điểm đến hàng đầu dành cho mua sắm khi du khách Trung Quốc tìm những chọn lựa khác bên cạnh Hong Kong, từ lâu đã trở thành sự chọn lựa hàng đầu.
Doanh số ở Nhật tăng 33% chí tính riêng trong quý 2 khi người tiêu dùng từ Trung Quốc đại lục đổ xô sang Nhật mua sắm, công ty nói với các nhà phân tích. Theo tỉ giá hối đoái hiện hành, doanh số Nhật vẫn tăng 27% khi Hong Kong không còn là địa điểm yêu thích nữa.
Tình hình chính trị rối ren và việc hạn chế cấp visa đã làm giảm số lượng du khách Trung Quốc đại lục đến Hong Kong. Những chuyến ghé thăm qua đêm từ Trung Quốc đại lục đến Hong Kong giảm 3.2% vào tháng 5 năm nay, con số thống kê mới nhất do Tổng cục Du lịch Hong Kong cung cấp.
Điều quan trọng hơn, các du khách với nhiều tiền mặt không mua sắm ở Hong Kong. Hồi giữa tháng 7/2015, Burberry Group PLC trình bày doanh số Burberry tại Hong Kong giảm sau nhiều năm tăng trưởng hai con số.
Giữ gìn trong mọi hoàn cảnh
Antoine Belge, nhà phân tích làm việc tại Công ty dịch vụ tài chính và ngân hàng HSBC, nhận xét khách du lịch Trung Quốc giờ đây chuộng các nước khác ở châu Á, đặc biệt là Nhật.
Tuy nhiên, ảnh hưởng tích cực của đồng euro suy yếu – doanh số thu được từ những đồng tiền khác có giá trị hơn khi quy đổi sang đồng euro – là lý do lớn nhất cho sự tăng thu nhập lớn của công ty. Trong khu vực châu Á Thái Bình Dương, không tính Nhật, ví dụ, doanh số vẫn tăng 28%. Nhưng khi loại bỏ hiệu ứng tiền tệ, doanh số trong khu vực chỉ tăng 6%.
Theo công ty, hệ số biên lợi nhuận gộp “sẽ có thể giảm nhẹ nếu so với 6 tháng đầu năm 2014” do đồng euro suy yếu, mặc dù công ty không đưa ra các chi tiết.
Hermes là một trong ba hãng hàng xa xỉ lớn của Pháp đầu tiên báo cáo tình hình tài chính của mình trong 6 tháng đầu năm nay. Cuối tháng 7, các tập đoàn hàng xa xỉ LVMH Moet Hennessy Louis Vuitton và Kering SA sẽ thông báo số tiền kiếm được, dù các nhà phân tích không nghĩ rằng doanh số của họ sẽ gần ấn tượng như Hermes.
Tập đoàn LVMH đang sửa chữa thương hiệu chủ lực của mình Louis Vuitton sau khi nhu cầu suy giảm vào năm 2013. Trong khi đó, thương hiệu chính của Tập đoàn Kering là Gucci đã chứng kiến doanh số “sa lầy” hồi năm ngoái và đã thay thế giám đốc điều hành và nhà thiết kế chính vào hồi đầu năm nay.
Hermes đang duy trì sự tăng trưởng doanh số có ảnh hưởng lớn của mình bằng cách duy trì mức giá cao và gìn giữ sức lôi cuốn của thương hiệu. Tuy nhiên, công ty dự đoán doanh số có thể giảm xuống 8% trong năm nay, hồi năm ngoái là 11%.
Nhà phân tích Luca Solca làm việc tại Công ty đầu tư Exane tin rằng Hermes có thể tiếp tục vượt quá dự đoán của mình trong 6 tháng cuối năm nay.
Nhật đón nhiều du khách hơn Đồng yên yếu, sự bùng nổ những kỳ nghỉ đi bằng tàu du lịch và sự tăng mạnh của những người Trung Quốc ưa mua sắm đã đưa Nhật vượt qua ngưỡng lịch sử: lần đầu tiên trong gần nửa thế kỷ, Nhật đón nhiều du khách hơn là dân Nhật đi nước ngoài. Khoảnh khắc then chốt, lần cuối cùng đạt được là vào năm 1970 trước khi nhiều người Nhật có tiền du lịch thế giới và khi 10 ngàn người đổ về Nhật tham dự Triển lãm thế giới Osaka, xảy ra sớm hơn dự định. Trong 6 tháng đầu năm 2015, theo những số liệu mới của Tổ chức du lịch quốc gia Nhật, 9.1 triệu người đã đến Nhật, tăng 46% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong cùng thời điểm, 7.6 triệu người Nhật đi du lịch nước ngoài. Vào tháng 6, khi nhà ga mở cửa ở cảng miền Nam Fukuoka và số cửa hàng mua sắm miễn thuế đã gia tăng, người Trung Quốc đến Nhật tăng 167% so với cùng kỳ năm ngoái. Số khách du lịch nước ngoài, bao gồm sự gia tăng đáng kể từ Đài Loan và Hàn Quốc, dự đoán sẽ đạt kỷ lục 18 triệu vào cuối năm nay. Điều đó dường như đưa Nhật đi đúng hướng để đạt được một trong những mục tiêu được đặt ra dưới ngọn cờ của Thủ tướng Shinzo Abe – 20 triệu du khách đến Nhật trước khi Tokyo tổ chức Thế vận hội vào năm 2020. Tuy nhiên, số du khách Trung Quốc đến Nhật có thể giảm nhẹ. Masaharu Hirokane, chuyên gia về vốn tại Công ty tài chính Nomura, cho biết sự bột phát MERS (hội chứng viêm đường hô hấp ở Trung Đông) ở Hàn Quốc năm nay khiến số người Trung Quốc du lịch đến đây giảm, và Nhật trở thành điểm đến thay thế. |
Hàn Quốc là địa điểm nước ngoài rất được yêu thích đối với du khách Trung Quốc sau Hong Kong và Macau.
Số khách du lịch nước ngoài, đi kèm với bakugai, sự bùng nổ mua sắm, vượt qua khu vực trong lĩnh vực bán lẻ của Nhật, đem đến sự thúc đẩy quan trọng cho chương trình phục hồi kinh tế của Thủ tướng Shinzo Abe. Đồng yen yếu khiến giá cả rẻ hơn đối với khách du lịch, và việc nới lỏng thị thực tạo điều kiện cho người ta đến Nhật nhiều hơn.
Mua sắm miễn thuế được phục vụ ở gần 19.000 trung tâm thương mại, cửa hàng dược phẩm và các cửa hàng tiện lợi tại Nhật từ tháng 4 năm nay, tăng gấp 3 lần so với cùng thời điểm năm ngoái. Ở chuỗi cửa hàng tiện lợi 7 – 11, khoảng 10% doanh số hàng ngày tại mỗi cửa hàng là từ khách du lịch nước ngoài.
Người môi giới chứng khoán cũng tận dụng cơ hội để chào bán cổ phiếu tất cả mọi thứ, từ xe lửa, resort và khách sạn cho đến cửa hàng tiện lợi và các công ty dược. Nhiều vụ đánh cuộc được thanh toán hào phóng. Cổ phiếu ở Ringer Hut, chuỗi cửa hàng mì giá bình dân thu hút du khách Trung Quốc đi bằng tàu thủy vội vã ăn nhanh trước khi tiếp tục mua sắm, tăng 46% trong năm nay.
Thu nhập tăng ở Trung Quốc đã đưa du khách của đất nước này vào danh sách tiêu xài quốc tế hàng đầu kể từ năm 2012. Việc tiêu xài kết hợp trong năm 2014 ước tính là 140 tỉ USD, và việc lặp lại điểm uốn vừa đạt được tại Nhật, số du khách Trung Quốc đi nước ngoài du lịch hàng năm được cho rằng sẽ bắt kịp với số du khách đến Trung Quốc vào cuối năm nay.
Dòng người Trung Quốc khiến các trung tâm thương mại Nhật ví dụ như Isetan Mitsukoshi đủ tăng giá cổ phần để trì hoãn việc tung ra chương trình giảm giá mùa hè khi họ kiếm tiền nhờ vào người Trung Quốc giàu có hỗ trợ giá cả. Điều này cũng bù đắp sự sụt giảm doanh số trong thời tiết lạnh lẽo khi doanh số trung tâm thương mại tăng 0.4% vào tháng 6, giúp tăng 307% nhờ vào khách du lịch nước ngoài, theo các số liệu của ngành công nghiệp.
Tại Santen Pharmaceutical, công ty chăm sóc mắt, doanh số Beautéye, thuốc nhỏ mắt màu hồng, hương hoa hồng, tăng gấp nhiều lần so với năm ngoái nhờ vào việc tiêu xài của người Trung Quốc. “Chúng tôi làm mọi cách để đáp ứng nhu cầu”, Takashi Hibi, tổng giám đốc Santen trình bày.