TNO

Nhảy quá khuya ở Nhật coi chừng bị bắt

15/07/2014 19:19 GMT+7

(iHay) Có một điều luật tồn tại từ sau Thế chiến thứ 2 về việc nhảy nhót ở Nhật. Bạn đừng nhảy quá khuya ở Nhật.

(iHay) Tokyo là thiên đường của hộp đêm trên thế giới, nhưng tất cả đã thay đổi đáng kể kể từ khi cảnh sát thủ đô của Nhật Bản thực thi rất "rát" một bộ luật rất cũ, vốn đã tồn tại ít nhất nửa thế kỷ.

>> Điệu nhảy vòng quanh thế giới

 
Nhiều nơi ở Tokyo cấm nhảy nhót - Ảnh: odditycentral.com


Theo luật này, các cơ sở kinh doanh không thể tổ chức sàn nhảy trừ phi có giấy phép hợp lệ.

Để đạt được giấy phép này, địa điểm kinh doanh phải có ít nhất 66m2 trên tổng diện tích sàn dành riêng cho hoạt động khiêu vũ. Đồng thời, hoạt động nhảy múa phải được chấm dứt lúc 1 giờ sáng. Và đó là lệnh giới nghiêm. Nếu không tuân thủ các nguyên tắc này, các chủ sàn nhảy sẽ dính rắc rối nghiêm trọng, bao gồm cả nguy cơ phải ở tù vài tuần lễ, hoặc đóng cửa hộp đêm.

"Nhảy nhót không phải là cái tội. Nhưng hoàn cảnh hiện tại khiến người ta dễ tin rằng nó là tội lỗi. Dưới điều luật này, sẽ gần như không có hộp đêm nào được coi là hợp pháp ở Nhật. Những bữa tiệc nhảy múa trắng đêm đang chống lại điều luật trên", Ryo Isobe, một nhà viết nhạc ở Tokyo nói.

Và vấn đề nằm ở chỗ đó. Từ khi điều luật trên không còn được thực thi trong thời gian dài, không ai thật sự biết về sự tồn tại của nó.

Nhưng thời gian gần đây cảnh sát đã thực thi điều luật trên theo kiểu bàn tay sắt, trấn áp các sàn nhảy không tuân thủ quy định.

"Khởi nguồn, điều luật này được đặt ra sau Thế chiến thứ 2 để kiểm soát nạn mại dâm trong vũ trường. Và từ đó trở đi, luật được giữ nguyên và cảnh sát thực thi nghiêm khắc suốt những năm sau đó", Yakata Fukui, một giám đốc hộp đêm cho biết.

Masatoshi Kanemitsu, chủ CLB Osaka kể, hộp đêm của ông từng bị 45 cảnh sát đột nhập. Ông bị bắt và đưa vào đồn cảnh sát. 'Họ muốn tôi thừa nhận là tôi đã để khách nhảy mà không có giấy phép. Sau đó, cảnh sát bố ráp nhà tôi. Cuối cùng, tôi bị giam 22 ngày. Họ tra khảo tôi rất nhiều, rằng có phải tôi có liên quan đến tổ chức tội phạm nào đó, ngoài ra cũng hỏi về ma túy", ông Masatoshi kể.

Nhiều người Nhật cho rằng việc thi hành luật đã tồn tại nửa thế kỷ nói trên là một sự xúc phạm đến tình yêu khiêu vũ của họ.

Thực tế, khắp Tokyo hiện nay có nhiều địa điểm treo biển "cấm nhảy". Và từ "nhảy" biến mất khá nhiều khỏi những bảng quảng cáo, và các hộp đêm tự điều chỉnh tên của họ là "không gian giải trí" thay vì "sàn nhảy".

Phạm Như Quỳnh
(Theo odditycentral.com, ABC)

>> Chật chội ở sàn nhảy thì... khen!
>> Cô gái bị bắt cầm tấm biển 'tôi ăn cắp' do trộm đồ ở siêu thị
>> Thị trưởng chỉ huy cướp siêu thị

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.