Trong bài viết How to Shake Hands (Làm thế nào để bắt tay) trên trang Wiki How to Do Anything, tác giả Sheila A. Anderson cho biết, trước hết bạn cần đứng gần người mà bạn muốn bắt tay, chừa khoảng cách khoảng 0,91–1,22 m giữa 2 người, không nên đứng quá gần hoặc quá xa. Sử dụng tư thế tốt khi bắt tay ai đó. Điều này sẽ làm cho bạn trông tự tin. Nếu đang ngồi, bạn hãy đứng dậy trước khi bắt tay ai đó.
Những biến thể của việc bắt tay |
Và các biến thể của cách bắt tay nhiều người |
T.L |
Thứ hai, hãy mở rộng bàn tay phải của bạn, đưa về phía người đối diện, ngón tay cái mở rộng hướng lên trên, những ngón tay còn lại xếp vào nhau. Hãy mỉm cười khi bạn đưa tay ra, nghiêng người về phía người đó và duy trì giao tiếp bằng mắt để thể hiện rằng bạn muốn bắt tay họ. Nếu tay phải của người đó bị thương, hãy đưa tay trái của bạn ra.
Thứ ba, nắm chặt tay họ. Nắm lấy giữa bàn tay của họ để các ngón tay cái của hai người chạm vào nhau. Dùng tay cầm chắc chắn nhưng lưu ý không bóp quá mạnh. Cố gắng phản ứng theo áp lực mà người kia sử dụng. Các ngón tay của bạn phải hoàn toàn cuộn tròn xung quanh bàn tay của người đối diện. Đừng nắm lấy đầu ngón tay của họ. Nếu không, bạn sẽ lắc những ngón tay mềm nhũn của họ thay vì bắt tay họ.
Thứ tư, siết bàn tay của họ 2 hoặc 3 lần. Khi nắm lấy tay người kia, bạn hãy uốn cong khuỷu tay của bạn để nâng tay lên và hạ xuống. Làm điều này 2 hoặc 3 lần. Cần chuyển động vừa phải và chính xác, tránh vung tay quá mạnh, vùng chuyển động qua lại lớn.
Thứ năm, sau khi bắt tay xong, bạn thả tay người kia ra và trở về vị trí ban đầu. Lúc này, bạn có thể lịch sự ngắt giao tiếp bằng mắt. Tuy nhiên, hãy tiếp tục mỉm cười khi nói chuyện để tỏ ra thân thiện. Không nên lau tay ngay sau khi bắt tay người khác. Họ có thể nhận thấy và có cảm giác bị xúc phạm.
Những sai lầm phổ biến nên tránh
Cần tránh đưa tay ra để bắt tay người khác mà không báo trước, bởi vì, nếu không chú ý, có thể họ sẽ không bắt tay bạn. Tình huống này có thể khiến bạn bối rối, nhưng không có nghĩa là người kia không muốn bắt tay bạn. Tốt nhất nên nói một lời chào hoặc một lời tạm biệt để thu hút sự chú ý của họ rồi hãy đưa tay ra.
Không sử dụng lực bắt tay thiếu phù hợp, bao gồm cả việc nắm bàn tay ai đó quá mạnh hoặc để tay bạn quá hờ hững giữa lúc bắt tay. Nếu siết tay ai đó quá chặt, bạn sẽ trở thành người kiêu ngạo và hung hăng; còn bắt tay hờ hững thì họ có thể nghĩ rằng bạn không quan tâm đến việc gặp họ.
Cách bắt tay Soul Brother Handshake của người Mỹ gốc Phi |
T.L |
Đừng đưa bàn tay đẫm mồ hôi cho người khác nắm, nếu vậy người khác có thể thất vọng về bạn. Trước khi bắt tay, bạn cần lau khô bàn tay bạn một cách tinh tế vào mặt quần hoặc váy của bạn. Nếu đang cầm đồ uống, bạn nên cầm bằng tay trái để hơi nước ngưng tụ không làm bàn tay bạn ướt hoặc đổ mồ hôi. Trong trường hợp bạn bị đổ mồ hôi tay mạn tính, hãy xịt thuốc chống mồ hôi tay mỗi ngày một lần. Điều này sẽ giúp tay bạn không bị đẫm ướt.
Bắt tay khi giới thiệu. Nhiều người coi việc bắt tay trong buổi giới thiệu là lịch sự. Do đó, bạn nên chìa tay ra bất cứ khi nào bạn gặp ai đó lần đầu tiên. Nếu người nào đang giới thiệu bạn, hãy đợi họ nói xong trước khi bắt tay ai đó. Khi bạn đang bắt tay, hãy chào hỏi bằng những câu xã giao thông thường. Khi chào đón hoặc tạm biệt ai đó, bạn cũng có thể chủ động bắt tay họ nếu tình huống phù hợp.
Những biến thể của cách bắt tay nhiều người. |
Kiểu bắt tay “cá chết”, biểu thị sự thờ ơ, khiến người ta tưởng như không còn xương. Đây là kiểu cho thấy tính cách dè dặt hoặc thụ động |
T.L |
Ở Trung Đông, người ta thích kiểu bắt tay nhẹ nhàng hơn. Nếu bạn là nam, hãy chuẩn bị tinh thần để một người bạn Ả Rập thân thiết ôm lấy bạn; nam giới thường ôm và hôn lên má nhau. Nếu bạn là nữ và cần chào một người nam theo đạo Hồi thì có thể đặt tay lên trái tim rồi chào. Không nên chủ động bắt tay một người nữ Hồi giáo trừ khi bạn là nữ. Ngoài ra, đừng vội kết thúc việc bắt tay trước khi đối tác của bạn thực hiện điều này.
Bình luận (0)