Những điều cần làm nhanh tại nhà để cứu người đột quỵ

Thiên Lan
Thiên Lan
25/08/2020 00:11 GMT+7

Đột quỵ có thể gây ra bởi cục máu đông trong các động mạch lớn của não. Điều trị hiệu quả nhất là loại bỏ cục máu đông. Các mạch máu được thông lại càng sớm, số lượng tế bào não sống sót càng nhiều.

Một phương pháp mới để đánh giá và ưu tiên điều trị cho những bệnh nhân nghi ngờ bị đột quỵ cấp tính, được cơ quan y tế Stockholm (Thụy Điển) áp dụng từ năm 2017, đã giúp bệnh nhân được cấp cứu nhanh hơn và được chăm sóc tốt hơn, theo đánh giá của nghiên cứu do Học viện Karolinska (Thụy Điển) - một trong các trường đại học y khoa lớn nhất châu Âu, công bố trên tạp chí JAMA Neurology, theo Medical Express.
Đột quỵ có thể gây ra bởi cục máu đông trong các động mạch lớn của não. Điều trị hiệu quả nhất là loại bỏ cục máu đông. Các mạch máu được thông lại càng sớm, số lượng tế bào não sống sót càng nhiều.

Những dấu hiệu nhận biết đột quỵ?

Theo phương pháp này, những bệnh nhân bị nghi ngờ đột quỵ, việc phân loại bao gồm hai bước.

Phương pháp kiểm tra khả năng nâng cánh tay và chân

Đầu tiên, kiểm tra mức độ nghiêm trọng của triệu chứng bằng cách sử dụng phương pháp kiểm tra Nâng tay - chân, theo Medical Express.
Nếu bệnh nhân không thể giơ tay lên trong 10 giây và nhấc chân lên trong 5 giây, là bị đột quỵ nghiêm trọng, cần phải loại bỏ cục máu đông ngay lập tức.

Cứ mỗi phút động mạch bị tắc nghẽn, có đến 2 triệu tế bào thần kinh bị chết đi. Nếu không được can thiệp kịp thời, chỉ có 10% bệnh nhân trở lại chức năng bình thường sau khi đột quỵ 3 tháng

Ảnh minh họa: Shutterstock

Bước thứ hai là gọi điện cho bác sĩ đột quỵ, để trao đổi thông tin bổ sung và quyết định sẽ đưa bệnh nhân đi đâu.
Điều này làm cho việc cấp cứu và loại bỏ cục máu đông cho bệnh nhân nhanh hơn rất nhiều.
Kết quả cho thấy nhờ phương pháp kiểm tra nâng tay chân và tư vấn qua điện thoại, có đến 71% bệnh nhân cần loại bỏ cục máu đông được đưa thẳng đến Bệnh viện Đại học Karolinska ở Solna, thành phố Stockholm (Thụy Điển), là bệnh viện lớn có thể phẫu thuật loại bỏ cục máu đông.
Bằng cách này, thời gian trung bình từ khởi phát đột quỵ đến khi loại bỏ cục máu đông chỉ còn 2 giờ 15 phút, nhanh hơn 70 phút so với cách làm cũ, nhanh hơn 1 giờ 45 phút so với các nghiên cứu ngẫu nhiên quốc tế về thời gian loại bỏ cục máu đông.
Trong khi mỗi phút trôi qua là rất quan trọng. Cứ mỗi phút động mạch bị tắc nghẽn, có đến 2 triệu tế bào thần kinh bị chết đi.
Nếu không được can thiệp kịp thời, chỉ có 10% bệnh nhân trở lại chức năng bình thường sau khi đột quỵ 3 tháng.
Việc điều trị nhanh hơn đã khiến 34% bệnh nhân phục hồi hoàn toàn chức năng, so với 24% theo cách cũ, mặc dù số bệnh nhân được cấp cứu theo phương pháp mới già hơn và đột quỵ nặng hơn.
Nhà nghiên cứu thần kinh, Christina Sjöstrand, chuyên gia tư vấn cao cấp phụ trách chăm sóc đột quỵ tại Bệnh viện Đại học Karolinska, nói: “Kết quả rất tuyệt vời”, theo Medical Express.
Phần lớn thành công là nhờ sự hợp tác chặt chẽ giữa bác sĩ điều trị đột quỵ ở các bệnh viện và nhân viên cấp cứu trước khi đến bệnh viện.
Các bác sĩ ở đây đang tiếp tục sử dụng hệ thống xử lý mới trên toàn khu vực Stockholm và sẽ trình bày dữ liệu toàn diện hơn về kết quả của bệnh nhân tại Hội nghị Đột quỵ Thế giới ở Vienna (Áo) vào tháng 11 năm nay.

Phương pháp “Tay - Miệng - Mặt”

Phương pháp truyền thống để xác định đột quỵ được áp dụng từ lâu là phương pháp “Tay - Miệng - Mặt” sau đây. (Để dễ nhớ, có thể nhớ câu “Tay bằng miệng, miệng bằng mặt”), theo Step To Health.
• Tay
Yêu cầu bênh nhân cố gắng nâng cả 2 cánh tay lên, nếu 1 cánh tay rơi xuống thấp hơn nhiều so với cánh tay kia, thì là đột quỵ
• Miệng
Bệnh nhân có thể lặp lại một câu đơn giản không? Hay họ nói những lời chỉ họ hiểu?
Mình nói họ có hiểu không?
• Mặt
Khi làm họ cười, một bên mặt có xệ xuống không? Nếu đúng như vậy, gọi cấp cứu ngay lập tức, theo Medical Express.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.