• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Tận hưởng

Những món ngon nhất định phải thưởng thức khi lên Cao Bằng

22/09/2021 22:00 GMT+7

Cao Bằng hấp dẫn du khách không chỉ bởi cảnh sắc thiên nhiên vừa hùng vĩ, tráng lệ lại vừa hoang sơ, thơ mộng mà còn vì sự phong phú, độc đáo của văn hóa ẩm thực nơi đây.

Tiết trời vào thu là lúc Cao Bằng đẹp nhất trong năm với ba màu chủ đạo: Vàng tươi của những thửa ruộng bậc thang đang vào vụ chín vàng, xanh ngắt của núi rừng và trắng xóa của những thác nước hùng vĩ. Phong cảnh non xanh nước biếc, thiên nhiên hùng vĩ cùng những món “ăn một lại muốn ăn hai” của Cao Bằng đã làm bao lữ khách mê đắm.
1. Bánh Coóng phù (bánh trôi)
Là một món quà vặt ở Cao Bằng được làm từ gạo nếp ngon. Đường để nấu nước đường gừng phải là đường phên của Cao Bằng bào nhỏ. Khi nấu nước đường chỉ được để lửa nhỏ cho sôi liu riu trên bếp đến khi nước đường sánh vàng, hương vị đậm đà, ngọt vừa phải.
Những viên bánh tròn xoe đủ màu bắt mắt nhân lạc và vừng giã nhỏ hòa quyện với nước đường nấu gừng thơm nồng.
 
2. Bánh áp chao
Nguyên liệu để làm vỏ bánh là hỗn hợp của gạo nếp, gạo tẻ và đỗ tương. Hỗn hợp bột sau khi xay ủ khoảng 3 - 4 giờ để khi rán bánh có độ phồng. Thịt vịt lọc bỏ xương, tẩm ướp gia vị gần giống vịt quay, cắt thành miếng nhỏ để làm nhân. Ngắt bột ra thành từng miếng, cán mỏng đặt miếng thịt vịt vào giữa, bắt mép bánh, thả từ từ vào chảo dầu sôi, chao đến khi bánh chín vàng ruộm hai mặt thì vớt ra.
Vỏ bánh thơm giòn cùng nhân thịt vịt đậm đà ngọt bùi kết hợp với nước mắm chua cay làm nên vị ngon độc đáo của chiếc bánh.
 
3. Bánh Pẻng Rày (bánh trứng kiến)
Bánh bao gồm trứng kiến non, bột nếp nương và lá non cây vả bọc bên ngoài. Trứng kiến để làm bánh phải là trứng của những loại kiến lành như kiến đen, thân nhỏ, đuôi nhọn thường làm tổ trên các loại cây như: Vầu, nứa, găng. Trứng kiến có màu trắng sữa, thân to cỡ hạt gạo mẩy và tròn. Bánh trứng kiến có thể ăn nóng hay nguội tùy ý, với loại bánh này thì ăn bất cứ lúc nào cũng có vị ngon riêng. Dẻo của gạo nếp, vị mềm của lá vả, và đặc biệt là vị béo béo ngậy ngậy của nhân bánh được làm từ trứng kiến mang đến hương vị độc đáo cho món bánh.
Là một trong những loại bánh độc đáo của người Tày bởi nguyên liệu chủ yếu để làm nên thứ bánh có một không hai này chính là trứng kiến.
 
4. Bánh cuốn canh
Để làm ra tấm bánh vừa trắng vừa mỏng, dai, mịn, lại còn có mùi thơm đặc trưng thì bột bánh nhất định phải được xay từ gạo tẻ trên đất Cao Bằng. Điểm đặc biệt và mang lại hương vị riêng cho bánh cuốn Cao Bằng là nước dùng thơm lừng, không có váng mỡ mà ngọt lịm được ninh từ xương.
Bánh cuốn Cao Bằng mang hương vị riêng mà không nơi nào có được bởi miếng bánh dẻo, dai thơm nguyên mùi hạt gạo Cao Bằng hòa quyện cùng nước xương hầm ngọt, béo và vị thơm dịu đặc trưng của quả mắc mật.
 
5. Vịt quay 7 vị
Nhắc tới những đặc sản của Cao Bằng, không thể không nói về vịt quay 7 vị. Bên trong từng miếng vịt quay là mùi hương ngai ngái như mùi lá non, có chút đắng nhẹ nhưng càng ăn càng thấy ngọt thịt. Được như vậy là do sự tẩm ướp độc đáo 7 loại gia vị trong bụng vịt như: Gừng, tỏi, hành khô, hạt tiêu, mật ong, đậu hũ, quả mắc mật khô.
Vịt quay chín với lớp da màu vàng mật hấp dẫn, có vị ngon của miếng thịt vịt mềm, vị ngọt của mật ong rừng hòa cùng vị cay cay, thơm nồng của các loại gia vị.
 
6. Phở chua
Phở chua là một trong những đặc sản Cao Bằng và được tạo bởi nhiều gia vị và thành phần: Thịt ba chỉ, khoai tầu cắt sợi chiên giòn màu vàng sậm; gan heo cắt mỏng, dạ dày heo được làm sạch, luộc qua rồi sau đó mới đem rán; thịt vịt quay được tẩm ướp các loại gia vị, bánh phở Cao Bằng thơm dai.
Hương vị chua ngọt đến từ nước sốt, bánh phở dẻo dai của phở chua sẽ khiến bạn nhớ mãi khi đã thưởng thức.
 
7. Xôi trám
Xôi có mùi thơm dịu của nếp nương Bảo Lạc hòa với mùi thơm ngai ngái, vị bùi béo ngậy, giàu chất dinh dưỡng của trái trám rừng thật đặc biệt, ăn hoài cũng không thấy ngán hay nóng ở cổ.
Xôi trám là món ăn đặc trưng của người Cao Bằng đã được Hội Kỷ lục gia Việt Nam công bố trong danh sách top 100 món ăn, ẩm thực đặc sản tiêu biểu của Việt Nam.
 
8. Hạt dẻ Trùng Khánh
Hạt dẻ Trùng Khánh có vị ngọt bùi tự nhiên, lại mềm bở, thơm ngậy. Ăn hạt dẻ ngon nhất là phải ăn lúc nóng, có như vậy thì mới thấy hết cái ngon, cái thơm.
Hạt dẻ Trùng Khánh khi mang luộc, hấp, rang chín sẽ tỏa ra một hương thơm tự nhiên cuốn hút vô cùng.
 
9. Miến dong Phia Đén
Chất ngọt đặc trưng của củ dong được trồng tại Phia Đén cùng sự tỉ mỉ, cẩn thận trong khâu chế biến, không hề có chất bảo quản, chất làm trắng, đồng thời được phơi ở mội trường ko cát bụi ô nhiễm đã tạo cho miến dong Phia Đén Cao Bằng thương hiệu riêng được cả nước biết đến.
Nguyên liệu làm nên đặc sản miến dong chính là củ dong riềng được trồng tại Phia Đén.
 
10. Thạch đen
Thạch đen làm từ loại cây cùng tên, được trồng nhiều tại huyện Thạch An.
Thạch đen là món ăn tính mát và ngon hơn khi dùng chung với nước đường hoa nhài.
 
Cao Bằng mang đến cho du khách những trải nghiệm mới mẻ với tất cả sự thuần túy mà thiên nhiên đã ban tặng và văn hóa ẩm thực độc đáo cùng với sự mến khách, thân thiện của người dân nơi đây. Cao Bằng ai đến một lần đều không muốn về!
Ảnh: Msquare, Eatnmore
Top
Top