Những phát hiện thú vị về động vật

30/12/2014 08:00 GMT+7

Năm 2014 chứng kiến những câu chuyện thú vị ở động vật với những phát hiện độc đáo.

Năm 2014 chứng kiến những câu chuyện thú vị ở động vật với những phát hiện độc đáo.

Bạch tuộc Dumbo xoắn các tua
Gấu túi ôm cây để hạ thân nhiệt - Ảnh: Reuters
Khỉ sóc nâu có khả năng bắt chước ấn tượng - Ảnh: AFP
Cuộc chạm trán dễ thương - Ảnh: Nature Methods
Bạch tuộc Dumbo xoắn các tua
Ếch nhảy gọi bạn tình - Ảnh: Reuters
Khỉ đuôi sóc có thể học được những kỹ năng mới bằng cách bắt chước những con khỉ khác. Tuy nhiên, theo tổng hợp của Tạp chí Nature, các nhà nghiên cứu đã phát hiện những sinh vật nhỏ bé này thậm chí có thể học từ xa, chính xác là học qua màn hình.
Loài chó cũng gia nhập danh sách những phát hiện thú vị trong năm nay. Một cuộc nghiên cứu phát hiện chó luôn đặt thân mình theo đúng hướng bắc - nam của từ trường trái đất mỗi khi "giải quyết nỗi buồn". Cuộc nghiên cứu này nhận được nhiều sự chú ý trong và ngoài giới khoa học sau khi đoạt giải Ig Nobel, dành cho những phát minh kỳ quái và buồn cười.
Từ "đáng yêu" chưa bao giờ được dùng để mô tả bạch tuộc, nhưng trong phát hiện mới, loài nhuyễn thể này có những khoảnh khắc vô cùng dễ thương. Các chuyên gia Mỹ bất ngờ chụp được hình ảnh một con bạch tuộc Dumbo xoắn các tua của nó lại và duy trì ở tư thế giống như thú nhồi bông. Các nhà khoa học cũng đã tìm được 14 loài ếch nhảy mới tại Ấn Độ, có tên khoa học Micrixalus, với thói quen duỗi chân dài ra và làm những động tác duyên dáng như diễn viên múa ba lê mỗi khi vào mùa động tình. Cùng với bạch tuộc và ếch, nhện là loài tạo cảm giác nổi gai ốc, nhưng nếu chỉ tập trung vào mắt con vật nhiều chân và lông lá, hóa ra chúng cũng rất dễ thương. Bức ảnh chụp 2 trong số 8 mắt ở loài nhện nhảy đã giật hạng 3 trong giải ảnh vi mô Nikon được tổ chức hằng năm.
Có một nghiên cứu không hẳn là về sinh vật sống, nhưng thay vào đó là tạo ra các robot nhỏ xíu được lập trình để có hành vi bầy đàn thường thấy ở côn trùng. Và cách chúng di chuyển để tạo thành đàn thật sự là hình ảnh đáng yêu. Cũng trong năm nay, các nhà khoa học tìm thấy 5 loài khỉ saki mới ở Brazil, Peru và Bolivia, nâng tổng số loài này lên 16. Còn trong một cuộc nghiên cứu mới, những con thằn lằn dễ thương ở vùng Caribbean được phát hiện thường xuyên đi nhờ các con tàu lớn để di chuyển từ hòn đảo này sang hòn đảo khác, làm thay đổi hoàn toàn bản đồ phân bố loài sinh vật này trong khu vực.
Có dễ thương đến đâu cũng không thể nào bằng loài chim cánh cụt, nhất là khi chúng thử làm quen với một robot được thả vào bầy ở Nam Cực. Robot này được dùng để quan sát tập quán sinh hoạt của loài sinh vật nhút nhát làm chủ vùng cực nam của trái đất. Và cuối cùng trong danh sách các phát hiện đáng yêu nhất trong năm nay, gấu túi đứng đầu bảng. Các nhà khoa học đã giải mã được lý do tại sao chúng lại ôm cây: cần hơi mát. Trên hòn đảo gần Melbourne (Úc), nhiệt độ có thể lên đến 40 độ C trong mùa hè, và với việc ôm cây, gấu túi có thể giảm nhiệt độ đến 5 độ C, theo báo cáo trên chuyên san Biology Letters.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.