Vào khoảng 11 giờ sáng ngày 7.10 (tức tầm 16 giờ chiều giờ Việt Nam), chủ nhân giải Nobel Hòa bình năm 2016 sẽ được Chủ tịch Ủy ban Nobel Na Uy, bà Kaci Kullmann Five tuyên bố tại thủ đô Oslo, Na Uy.
tin liên quan
Giải Nobel Hòa bình xướng danh các ứng cử viênNăm nay, số lượng được đề cử giải Nobel Hòa bình đạt mốc kỷ lục 376 ứng viên, gồm 228 cá nhân và 148 tổ chức. Dù danh sách ứng viên luôn được giữ kín trong 50 năm, nhưng tiết lộ từ một số người có quyền đề cử, danh sách này có tên... ông Donald Trump, ứng viên tổng thống Mỹ 2016, cũng như một vài cái tên quen thuộc như Edward Snowden hoặc nhóm đàm phán hạt nhân Iran.
Dưới đây là một số ứng viên sáng giá nhất cho giải Nobel Hòa bình năm nay, theo đánh giá của BBC:
Svetlana Gannushkina, Nga
Bà Svetlana Gannushkina là một nhà hoạt động nổi tiếng người Nga, năm nay 47 tuổi. Bà chính là người sáng lập Ủy ban hỗ trợ công dân, một tổ chức trợ giúp pháp lý, viện trợ và giáo dục cho người tị nạn. Từ năm 1990, tổ chức của bà đã giúp đỡ hơn 50.000 người.
|
Đây là một trong những ứng viên sáng giá nhất do Viện nghiên cứu hòa bình Oslo (PRIO) đề cử. Năm 2010, bà cũng từng được đề cử Nobel Hòa bình.
Nhóm đàm phán hạt nhân Iran
Thỏa thuận hạt nhân Iran được thông qua năm 2015 khiến nhiều chuyên gia đánh giá khả năng được vinh danh của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif và Cao ủy phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU), bà Federica Mogherini.
Năm nay, với việc tiến trình đàm phán hạt nhân Iran tiếp tục vững chắc, cơ hội lại mở ra cho bộ ba có đóng góp lớn này. Tuy nhiên, một trở ngại là việc cả Mỹ lẫn Iran đều đang tiếp tục tham chiến ở Syria, khiến cơ hội của ngoại trưởng hai nước hẹp đi.
tin liên quan
Thỏa thuận hạt nhân của Iran gồm những điều khoản gì?Một lựa chọn khác theo PRIO là bộ trưởng năng lượng hai nước, gồm Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Ernest Moniz và người đứng đầu Tổ chức Năng lượng nguyên tử Iran Ali Akbar Salehi vì những đóng góp của “ngoại giao về khoa học”, dùng học thuật để xây dựng cầu nối giữa con người và các quốc gia.
Thỏa thuận hòa bình Colombia
Một thỏa thuận chấm dứt 52 năm chiến tranh giữa chính phủ và Lực lượng Vũ trang Cách mạng Colombia (FARC) có lẽ là điều những chuyên gia đề cử giải Nobel Hòa bình khó bỏ qua. Tuy nhiên, với việc người dân Colombia bất ngờ bỏ phiếu chống hiệp ước hòa bình hôm 2.10, đề cử này bị giáng một đòn rất nặng.
Mặc dù vậy, PRIO cho biết ủy ban đề cử giải Nobel Hòa bình vẫn có thể đưa ra quyết định từ trước cuộc bỏ phiếu và tiếp tục giữ nó như một sự khuyến khích cho hòa bình tại Colombia.
Nhóm các “Hiệp sĩ mũ trắng” ở Syria
Lực lượng dân phòng Syria là nhóm những người có đóng góp đầy tính nhân văn vì sẽ đến những khu vực bị bom tàn phá do chiến tranh ở Syria, cứu hộ, tìm kiếm các nạn nhân bị vùi lấp. Họ thường xuyên phải đối mặt với mối nguy hiểm từ các đợt không kích tiếp theo, và còn được gọi là “Những chiếc mũ bảo hiểm màu trắng” (White Helmets), một phần trang phục đặc trưng của họ.
|
Nhóm này gồm khoảng 3.000 người, hình thành tự nguyện, trong đó có giáo viên, sinh viên, nông dân và những người tình nguyện khác. Họ được cho đã cứu mạng hàng chục ngàn người, và chuyên làm việc ở những khu vực do phe nổi dậy Syria kiểm soát, nhằm nhấn mạnh tính trung lập của mình với phương châm “cứu một mạng người để cứu lấy loài người”, theo BBC.
Một vài con số về giải Nobel Hòa bình
96: Số giải Nobel hòa bình được trao từ năm 1901 đến năm 2015 16: Số phụ nữ được trao giải 62: Độ tuổi trung bình của người đoạt giải ở thời điểm họ được trao giải 17: Malala Yousafai, cô gái 17 tuổi được trao giải Nobel Hòa bình năm 2014 3: Số người nhận giải Nobel Hòa bình trong lúc bị giam giữ, gồm Aung San Suu Kyi, Carl von Ossietzky và Lưu Hiểu Ba |
Bình luận (0)