Nữ sĩ Quỳnh Dao: "Kim Dung là bậc thầy văn chương"

26/12/2005 09:42 GMT+7

Hiện tượng Kim Dung là một hiện tượng văn học có một không hai trong lịch sử văn học của nhân loại ở thế kỷ thú hai mươi này. Ba Kim, người được giới văn học nghệ thuật ở Trung Quốc xem ngang với Lỗ Tấn, đã viết: “Kim Dung là một nhà văn lớn của Trung Hoa.

Xét về quan điểm chính trị ông có thể không giống với những nhà văn ở lục địa, nhưng ông là một văn tài cần được trân trọng”. Chính nhờ thái độ “trọng tài” của Ba Kim mà tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung đã được in ấn và phổ biến khắp lục địa Trung Hoa, các đài phát thanh ở lục địa nhất là đài Bắc Kinh đã liên tiếp trong nhiều năm liền đọc tiểu thuyết của Kim Dung. Nhà bác học vật lý nguyên tử người Mỹ gốc Hoa, Dương Chấn Ninh (từng đoạt giải Nobel  về vật lý) đã tuyên bố với phái viên tuần báo Times rằng Kim Dung là nhà văn đương đại tầm cỡ nhất của nhân loại, và sách gối đầu giường của ông chính là bộ tiểu thuyết  Thiên Long Bát bộ của Kim Dung. Chính vì sự ngưỡng mộ văn tài Kim Dung mà Đại học Bắc Kinh đã mời Kim Dung về thăm lục địa Trung Hoa và phong hàm Giáo sư danh dự cho ông.

Nữ văn sĩ Quỳnh Dao, nhân vật được coi là Sagan của Đài Loan, sau khi trở  về thăm lục địa Trung Hoa, đã viết một cuốn hồi ký về chuyến đi này. Bà dành riêng hẳn một chương để nói về  Kim Dung. Theo nữ sĩ Quỳnh Dao thì Kim Dung là người thầy lớn của bà về văn chương. Không một cuốn tiểu thuyết nào của Kim Dung mà bà không đọc. Bà công nhận rằng Kim Dung là một nhà văn có kiến thức thâm hậu, vấn đề gì ông cũng thạo và vấn đề gì ông đề cập tới cũng mê hoặc được người đọc. Tình yêu trong tiểu thuyết của bà so với tình yêu trong tiểu thuyết của Kim Dung khác nhau một trời một vực. Những nhân vật trong tiểu thuyết Kim Dung sống, yêu, ghét thật tuyệt vời. Bà luôn lấy đó làm mẫu mực để vươn tới. Và bà chỉ xứng đáng là người học trò nhỏ của Kim Dung.

Đọc Thiên Long Bát Bộ của Kim Dung, bà đã bị khung cảnh của nước Đại Lý mê hoặc bằng những nhân vật kỳ lạ, và thứ bà thích nhất lại là hoa trà (Mạn đà la) – quốc hoa của nước Đại Lý. Đọc xong Thiên Long Bát Bộ, hình ảnh hoa Mạn đà la đã xâm chiếm tâm hồn bà, khiến bà yêu hoa và gia nhập một hiệp hội chuyên nghiên cứu về các loài hoa ở Đài Loan. Quỳnh Dao và chồng để tâm tìm kiếm hoa Mạn đà la và phải vào tận núi sâu ở Đài Loan mới thấy được. Nhưng thứ hoa Mạn đà la ở Đài Loan còi cọc, nhỏ bé thua xa với thứ hoa Mạn đà la mà Kim Dung mô tả trong Thiên Long Bát Bộ. Vì cái ám ảnh hoa Mạn đà la mà khi trở về lụa địa Trung Hoa, việc đầu tiên Quỳnh Dao làm là tới Vân Nam (nước Đại Lý cũ) để ngắm hoa Mạn đà la cho mãn nhãn. Quỳnh Dao viết rằng đến Đại Lý xem  tận mắt hoa Mạn đà la mới thấy  hoa thật tuyệt vời, đúng là thứ hoa phong nhã, thanh thoát, xuất trần. Theo lời Quỳnh Dao thì đời bà có một cái sung sướng là đọc văn Kim Dung viết trong văn, chụp hình bên cạnh những đóa Mạn đà la.

Quỳnh Dao không tiếc lời ca ngợi văn chương Kim Dung và bà rất ngạc nhiên khi thấy nhà văn này đã tự gác bút sau khi viết xong tác phẩm đồ sộ Lộc Đỉnh Ký. Hơn hai mươi năm rồi, Kim Dung nghĩ viết; nhưng ông đi nhiều và ghi chú nhiều. Ông tuyên bố đang viết một tác phẩm để đời, và tác phẩm này chỉ được in ra sau khi ông chết. Bởi vì theo Kim Dung thì vượt được cái bóng của mình là điều rất khó khăn, nhưng là nhà văn mà không viết tác phẩm sau vượt tác phẩm trước thì không nên viết nữa. Chính bản thân Kim Dung sợ cái mà ông đã đạt được.

Tại Việt Nam, nhà văn kiêm nhà thơ, kiêm nhà nghiên cứu Trần Bạch Đằng trong một bài phỏng vấn đã nói: Nếu như phải một mình sống… nơi hoang đảo thì cuốn sách duy nhất ông mang theo là Tiếu ngạo giang hồ, lý do là vì ông thích Lệnh Hồ Xung và ghét Nhạc Bất Quần. Theo lời ông Trần Bạch Đằng thì ông rất thích truyện của Kim Dung nếu không muốn nói là mê. Vì mê truyện Kim Dung mà ông cũng thích đọc những bài bình truyện Kim Dung của Vũ Đức Sao Biển đăng trên nhiều tạp chí ở thành phốâ.

Phải nói rằng vấn đề đọc Kim Dung, thưởng thức văn chương Kim Dung ở Trung Quốc, Đài Loan, Âu châu, Bắc Mỹ, đã trở thành một phong trào như hồi đầu thế kỷ thưởng ngoạn Hồng Lâu Mộng. Văn  chương của Tào Tuyết  Cần đã khiến cho bao nhiêu nhà văn, học giả ở Trung quốc và Aâu châu lập ra bộ môn Hồng học. Hiện tượng văn chương Kim Dung còn vạm vỡ hơn cả hiện tượng Tào Tuyết Cần và Hồng Lâu Mộng. Là người đã nhiều lần gặp Kim Dung, tôi biết rõ Kim Dung là một nhà báo chuyên viết chính luận, một nhà ngoại giao, rồi một đạo diễn điện ảnh, sau đó ông mới viết tiểu thuyết. Oâng đọc nhiều  và là người có văn tài, nhưng lúc nào ông cũng khiêm nhường nói rằng ông chưa phải nhà văn. Oâng đang cố gắng viết văn và tác phẩm đáng kể của ông, ông còn đang viết. Những điều ông viết ra chỉ nhằm mua vui cho người đọc và chỉ thế thôi. Thế mới biết người có tầm vóc văn chương tầm cỡ thường nhún nhừong một cách kỳ lạ.

Điều nên biết Kim Dung là một người sống rất đẹp, vô cùng tài hoa, viết văn hay, làm thơ (nhất là những từ khúc) cũng vào loại có hạng, chơi cờ vào loại cao, vẽ tranh thủy mặc rất được giới chơi tranh ưa chuộng, chơi được vài loại đàn, viết chữ đẹp. Đã thế Kim Dung lại rành các loại rượu, loại trà và các thức  ăn đặc sản ở Trung Quốc và trên thế giới.

Khi Kim Dung tuyên bố gác bút, nghĩ viết để rong chơi, những học hội chuyên nghiên cứu văn chương tiểu thuyết Kim Dung ở Hương Cảng, Đài Loan, Tân Gia Ba, Bắc Mỹ và Aâu châu đã họp nhau lại thi nhau làm câu đối để tặng Kim Dung. Kết quả là một đôi câu đối như sau được khắc lên gỗ gui đem trao tặng nhân dịp nhà văn gác bút.

Phi Tuyết Liên Thiên Xạ Bách Lộc
Tiếu Thư Thần Hiệp Ỷ Bích Uyên

Hai câu đối này có nghĩa là: “Tuyết bay hàng ngày bắn hươu trắng; Hiệp sĩ cười viết dựa chim uyên xanh”. Mỗi chữ trong câu đối là chữ đầu của tên tác phẩm Kim Dung sáng tác như Phi Hồ Ngoại Truyện, Tuyết Sơn Phi Hồ, Liên Thành Quyết, Thiên Long Bát Bộ, Xạ Điêu Anh Hùng Truyện, Bạch Mã Khiếu Tây Phong, Lộc Đỉnh Ký, Tiếu Ngạo Giang Hồ Ký, Thư Kiếm Aân Cừu Lục, Thần Điêu Hiệp Lữ, Hiệp Khách Thành, Ỷ Thiên Đồ Long Ký, Bích Huyết Kiếm, Uyên Ương Đao. Trong câu đối này chỉ thiếu tập truyện ngắn viết sau cùng, trước khi ông gác bút.

Bùi Viết Tân
(TN Bán nguyệt san Xuân Bính Tý 1996)

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.