Ở đáy sâu nhất trái đất có sinh vật gì?

21/03/2021 09:02 GMT+7

Nhà thám hiểm Richard Garriott là người đầu tiên đã thám hiểm cả Rãnh Mariana, nơi sâu nhất Trái Đất , Cực Bắc, Cực Nam, và còn đi ra ngoài không gian, đến Trạm Không gian Quốc tế . Nhà thám hiểm này kể lại trải nghiệm lặn xuống điểm sâu nhất Trái Đất.

“Nó sâu gần 11.000 mét dưới mực nước biển, thậm chí là còn sâu hơn độ cao của Dãy Everest trên mực nước biển nữa”, nhà thám hiểm Richard Garriott mô tả độ sâu của Rãnh Mariana.
Nhà thám hiểm này cho biết cuộc hành trình vào đại dương gần đây bằng tàu ngầm 2 người mất khoảng 8 giờ cả đi lẫn về, và thêm 4 giờ để thu thập các mẫu địa chất, nước và sinh vật biển cho mục đích nghiên cứu.
“... Rãnh Mariana được tạo ra khi 2 mảng kiến tạo Thái Bình Dương và Philippines va chạm nhau ... Và nhiều đá trên những mảng đó thuộc loại lâu đời nhất. Và chúng rất khác nhau , chúng là những mảng hoàn toàn khác nhau. Chúng được hình thành theo những cách khác nhau, vào những thời điểm khác nhau. Vì vậy, chúng tôi đang cố gắng thu thập đá từ cả hai phía để thể hiện một số địa chất cổ đại này trước khi nó biến mất vào lớp vỏ Trái đất", theo ông Garriott.

Ngay cả nơi sâu nhất Trái Đất vẫn có sự xuất hiện của nhựa và vi nhựa.

Việc thu thập mẫu nước biển cũng đóng vai trò quan trọng.
“Một trong những lý do chúng tôi thu thập các mẫu nước là để tìm vi nhựa ... Và thật không may, có vi nhựa ở khắp mọi nơi và trên thực tế, không phải trong chuyến lặn của tôi hay trong chuyến lặn này, mà là chuyến trong mùa hè năm ngoái, họ đã thực sự tìm thấy một sinh vật giáp mềm mới và họ đã đặt tên khoa học cho nó. Cái tên có chữ “nhựa” vì có rất nhiều nhựa trong cơ thể sinh vật đó”, ông Garriott quan ngại về tình trạng ô nhiễm nhựa dưới biển sâu.
Không có nhiều sinh vật sống có thể tồn tại ở độ sâu tối tăm lạnh lẽo này… nhưng, vẫn có thể quan sát được nhiều sinh vật giáp mềm và chúng cũng có khả năng nhìn thấy ánh sáng từ tàu ngầm lần đầu tiên. 
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.