"The Hurt Locker" toàn thắng tại Oscar 2010

08/03/2010 04:50 GMT+7

* Oscar và những kỷ lục * Các "sao" trên thảm đỏ Oscar * Những phụ nữ đặc biệt của Oscar * 9 bộ phim xuất sắc nhất của thế kỷ 21 * Jeff Bridges, Sandra Bullock đoạt giải Nam, Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất (TNO) The Hurt Locker, bộ phim được đánh giá là "kiệt tác của dòng phim chiến tranh", đã giành 6 giải tại lễ trao giải Oscar lần thứ 82, vừa kết thúc vào lúc 12 giờ trưa nay (8.3, giờ VN), trong đó bao gồm hai giải thưởng quan trọng: Phim hay nhất và Đạo diễn xuất sắc nhất cho nữ đạo diễn Kathryn Bigelow.


The Hurt Locker đã thắng lớn với 6 giải tại lễ trao giải Oscar lần thứ 82, trong đó bao gồm hai giải thưởng quan trọng: Phim hay nhất Đạo diễn xuất sắc nhất cho nữ đạo diễn Kathryn Bigelow (giữa)

Toàn cảnh Oscar lần 82

10 chọn 1
Một Oscar gay cấn
Oscar và những kỷ lục
"Nóng" cuộc đua đến Oscar
Các "sao" trên thảm đỏ Oscar
Những khoảnh khắc thời trang tuyệt đẹp tại Oscar
9 bộ phim xuất sắc nhất của thế kỷ 21
10 năm lễ trao giải Oscar và những người chiến thắng
Những người phụ nữ đặc biệt của Oscar
Chưa nhận Oscar đã lãnh Mâm xôi vàng
Truyền hình trực tiếp lễ trao giải Oscar lần thứ 82
Avatar, The Hurt Locker dẫn đầu đề cử Oscar 2010
Steve Martin, Alec Baldwin dẫn chương trình Oscar 2010

 Năm 2010 đánh dấu sự thay đổi quan trọng trong khâu bình chọn của giải thưởng Viện hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh Mỹ (Oscar), bởi có đến 10 phim cùng tranh giải ở hạng mục Phim hay nhất, so với 5 phim như từ năm 1943 đến nay.

Đáng chú ý nhất trong số 10 phim tham gia tranh giải Phim hay nhất là 2 phim: Avatar của đạo diễn tài ba James Cameron và The Hurt Locker của nữ đạo diễn Kathryn Bigelow (vợ cũ của Cameron).

Dù cách xa nhau về kinh phí sản xuất (Avatar: 500 triệu USD, The Hurt Locker: 11 triệu USD) nhưng cả hai đã cùng nhận được 9 đề cử cho mỗi phim, bao gồm những hạng mục quan trọng: Phim hay nhất Đạo diễn xuất sắc nhất.

Tính đến thời điểm này, Avatar có vẻ lấn lướt The Hurt Locker về mặt hiệu quả thương mại. Doanh thu phòng vé của nó đã xấp xỉ 2,5 tỉ USD tính trên toàn thế giới. "Đứa con tinh thần" của đạo diễn James Cameron cũng đã vượt qua Titanic (James Cameron đạo diễn), trở thành bộ phim đạt doanh thu cao nhất từ trước tới nay trong lịch sử điện ảnh.

Không những thành công về mặt thương mại, Avatar còn được các nhà chuyên môn đánh giá cao về mặt nghệ thuật. Bộ phim đã được trao giải Quả cầu vàng Phim hay nhất Đạo diễn xuất sắc nhất, cùng nhiều giải thưởng quan trọng khác.

Đối đầu với Avatar The Hurt Locker, được đánh giá là “kiệt tác của dòng phim chiến tranh”. Bộ phim này đã thâu tóm nhiều giải thưởng danh giá: giải thưởng của Hiệp hội đạo diễn Mỹ và Hiệp hội các nhà sản xuất Mỹ, giải BAFTA - được coi là "giải Oscar" của Anh...

Ngoài Avatar The Hurt Locker, 8 phim khác hứa hẹn sẽ gây bất ngờ tại lễ trao giải lần này: The Blind Side, District 9, An Education, Inglourious Basterds, Precious: Based on the Novel 'Push' by Sapphire, A Serious Man, Up (phim hoạt hình) và Up in the Air.

Ở hạng mục Đạo diễn xuất sắc nhất, James Cameron và Kathryn Bigelow tiếp tục trở thành đối thủ của nhau trên cuộc đua đến tượng vàng. James Cameron từng nhận giải Oscar Đạo diễn xuất sắc nhất năm 1997 với thiên tình sử Titanic.

Đây là khoảnh khắc của cả một đời người. Tôi rất vinh dự khi lần đầu tiên được đứng trong hàng ngũ của những người đoạt giải

Kathryn Bigelow - người đã làm nên lịch sử khi trở thành phụ nữ đầu tiên giành chiến thắng ở hạng mục Nữ đạo diễn xuất sắc nhất

Trong khi đó, Kathryn Bigelow có trong tay giải Đạo diễn xuất sắc nhất từ BAFTA và Hiệp hội đạo diễn Mỹ. Cô là phụ nữ duy nhất giành được các giải thưởng nói trên, và là phụ nữ thứ tư trong lịch sử Oscar được nhận đề cử ở hạng mục đạo diễn, cùng với Lina Wertmüller (Seven Beauties, 1976), Jane Campion (The Piano, 1993) và Sofia Coppola (Lost in Translation, 2003).

Hy vọng, Kathryn Bigelow sẽ làm nên điều kỳ diệu tại lễ trao giải Oscar năm nay, bởi chưa có phụ nữ nào giành chiến thắng ở hạng mục này trước đây.

Cùng tranh giải với James Cameron và Kathryn Bigelow ở hạng mục Đạo diễn xuất sắc nhất còn có: "quái kiệt" Quentin Tarantino (Inglourious Basterds), Lee Daniels (Precious: Based on the Novel 'Push' by Sapphire) và đạo diễn người Canada Jason Reitman (Up in the Air).

Hạng mục Nam diễn viên chính xuất sắc có vẻ trầm lắng bởi 5 đối thủ dường như ngang tài ngang sức: George Clooney với vai sát thủ trong Up in the Air, Jeff Bridges trong Crazy Heart là vai một ca sĩ nhạc đồng quê đã qua thời hoàng kim.

James Cameron (trái) hay Kathryn Bigelow, ai sẽ là người giành chiến thắng tại Oscar năm nay? - Ảnh: Reuters

Danh sách đề cử còn có Jeremy Renner, vào vai một chuyên gia chất nổ trong The Hurt Locker. Colin Firth với vai một giáo sư đồng tính trong A Single Man. Và cuối cùng là Morgan Freeman với vai Nelson Mandela trong Invictus.

Khác với hạng mục Nam diễn viên chính xuất sắc, hạng mục Nữ diễn viên chính xuất sắc sôi động bởi sự tham gia tranh giải của nhiều tầng lớp diễn viên: "cựu binh", "tân binh" và cả những ngôi sao đương thời.

Nổi bật nhất trong số đó là minh tinh Hollywood Sandra Bullock. Vai diễn bà nội trợ cưu mang một cậu bé mồ côi mà sau này trở thành một ngôi sao bóng đá trong The Blind Side đã đem về cho Bullock giải Quả cầu vàng và giải của Hiệp hội diễn viên Mỹ. Nhiều dự đoán cho rằng cô sẽ tiếp tục chinh phục Oscar năm nay với danh hiệu Nữ diễn viên chính xuất sắc.

Sandra Bullock đến tham dự lễ trao giải Oscar 2010 với đề cử Nữ diễn viên chính xuất sắc cho The Blind Side - Ảnh: Reuters

Nhưng để sở hữu tượng vàng Oscar, Bullock phải vượt qua “tượng đài” Meryl Streep (Julie & Julia) - người từng 2 lần nhận giải thưởng này, "cựu binh" Helen Mirren (The Last Station) và 2 “tay mơ” (cũng là những người được đề cử lần đầu): Gabourey Sidibe, vào vai nữ anh hùng tuổi teen trong Precious và Carey Mulligan, ngôi sao trẻ người Anh vào vai Jenny trong phim An Education.

Tham gia tranh giải năm nay còn có các tên tuổi quen thuộc: Matt Damon (Invictus) tranh giải Nam diễn viên phụ xuất sắc, Penelope Cruz (Nine) tranh giải Nữ diễn viên phụ xuất sắc.

Từ 6 giờ sáng nay (giờ VN), trên thảm đỏ tiến vào Nhà hát Kodak, Los Angeles (Mỹ) đã nhộn nhịp bởi sự xuất hiện của nhiều ngôi sao đến từ khắp nơi trên thế giới hội tụ về đây tham dự lễ trao giải Oscar lần thứ 82. Chương trình chào đón kéo dài 2 giờ đồng hồ, và tiếp theo đó là màn phỏng vấn, chuẩn bị cho lễ trao giải.

Đúng 8 giờ giờ 30, lễ trao giải chính thức bắt đầu. Khán phòng Nhà hát Kodak có sức chứa 6.000 chỗ ngồi đầy ắp khán giả. Trên sân khấu là màn chào hỏi của các nghệ sĩ vinh dự nhận đề cử năm nay: Sandra Bullock, Helen Mirren, Carey Mulligan, George Clooney, Jeff Bridges, Matt Damon, Woody Harrelson, Penelope Cruz, Vera Farmiga...

Sau tiết mục ca nhạc mở màn chương trình, hai MC Steve Martin và Alec Baldwin xuất hiện trên sân khấu với phong cách vui nhộn, hài hước. Kể từ năm 1929 đến nay, đây là lần thứ 2 có đến hai người cùng dẫn chương trình tại lễ trao giải Oscar.

Ngay sau khi màn đối thoại lấy được nhiều tiếng cười từ khán giả của Steve Martin và Alec Baldwin kết thúc, mỹ nhân Penelope Cruz tiến ra sân khấu trong bộ váy dạ hội màu đỏ tuyệt đẹp. Cô công bố giải Nam diễn viên phụ xuất sắc.

Và người may mắn nhận tượng vàng Oscar đầu tiên trong đêm nay (giờ Mỹ) chính là nam diễn viên người Áo Christoph Waltz với vai diễn ấn tượng Hans Landa trong phim Inglourious Basterds.

Christoph Waltz là một nghệ sĩ kịch và diễn viên truyền hình tại châu u trước khi được biết đến tại Hollywood. Đạo diễn tài ba Quentin Tarantino là người đã phát hiện và mời anh tham gia Inglourious Basterds.

Christoph Waltz đã đánh bại các đối thủ: Matt Damon (Invictus), Woody Harrelson (The Messenger), Christopher Plummer (The Last Station) và Stanley Tucci (The Lovely Bones).

Christoph Waltz - Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất bên cạnh bạn diễn Judith Holtse - Ảnh Reuters

Phim hoạt hình hay nhất được trao cho Up. Cameron Diaz là nghệ sĩ công bố giải thưởng này.

Ngôi sao phim ca nhạc Mia mia! Amanda Seyfried và ca sĩ "thần tượng tuổi teen" Miley Cyrus công bố giải Ca khúc hay nhất. Giải thưởng được trao cho Ryan Bingham và T Bone Burnett với ca khúc The Weary Kind trong phim Crazy Heart.

Up (của hãng Pixar), kể về chuyến ngao du đến Nam Mỹ của một cụ ông 78 tuổi với một quả kinh khí cầu đặc biệt được kết bằng hàng nghìn quả bóng bay đủ màu sắc. Bộ phim này đã mở màn liên hoan phim Cannes lần thứ 62. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, một bộ phim hoạt hình giữ vai trò khai mạc ở một LHP.

Up là bộ phim duy nhất trong lịch sử cùng lúc nhận 2 đề cử Phim hoạt hình xuất sắc nhất và Phim hay nhất.

Đạo diễn Pete Docter của bộ phim hoạt hình Up - Ảnh Reuters

Không ngoài dự đoán, giải Kịch bản gốc xuất sắc nhất thuộc về Mark Boal, với kịch bản phim đề cập đến đề tài chiến tranh - The Hurt Locker. Mark Boal từng là phóng viên chiến trường tại Iraq. Chính cuộc sống của những người lính ở Iraq đã tạo nguồn cảm hứng để anh viết nên kịch bản tuyệt vời này.

Nhà biên kịch Mark Boal nhận giải thưởng Kịch bản gốc hay nhất với bộ phim The Hurt Locker - Ảnh Reuters

Phát biểu sau khi nhận giải, Mark Boal cảm ơn tất cả mọi người đã đóng góp cho bộ phim, đặc biệt là những đoàn quân trên khắp thế giới đã cho anh nguồn cảm hứng sáng tác nên kịch bản này. Anh dành tặng giải thưởng vinh dự này cho người cha mới mất cách đây không lâu của anh.

Cả 3 giải thưởng dành cho thể loại phim ngắn: Phim hoạt hình ngắn, Phim tài liệu ngắnPhim hành động ngắn đều được trao cho các nghệ sĩ lần đầu tiên đoạt tượng vàng Oscar.

Giải thưởng lần lượt được trao cho các phim: Logorama nhận giải Phim hoạt hình ngắn xuất sắc, Music by Prudence giành giải Phim tài liệu ngắn xuất sắc Phim hành động ngắn xuất sắc thuộc về The New Tenants.

Logorama có độ dài 16 phút, do 3 đạo diễn cùng thực hiện trong một thời gian dài. Music by Prudence thuyết phục ban giám khảo bởi nội dung cảm động kể về một cậu bé khuyết tật đam mê âm nhạc, cậu đã làm được điều mà nhiều người cho rằng không thể.

Diễn viên hài Ben Stiller bất ngờ xuất hiện trên sân khấu trong hình tượng dân tộc người Navi của bộ phim khoa học viễn tưởng Avatar. Anh được mời công bố và trao giải Hóa trang xuất sắc.

Ben cho biết anh rất tiếc khi Avatar không có tên trong đề cử này mặc dù theo anh, bộ phim này hoàn toàn xứng đáng nhận đề cử Hóa trang xuất sắc.

Và giải thưởng này được trao cho bộ phim Star Trek của đạo diễn J.J. Abrams.

Star Trex - Phim đoạt giải hóa trang xuất sắc nhất - Ảnh Reuters

Geoffrey Fletcher nhận giải Kịch bản chuyển thể xuất sắc nhất, với kịch bản phim Precious: Based on the Novel 'Push' by Sapphire. Đây là lần đầu tiên, Geoffrey được nhận đề cử và giành chiến thắng tại giải Oscar. Anh xúc động không thể nói nên lời và chỉ biết "cảm ơn".

Geoffrey Fletcher - tác giả Kịch bản phóng tác xuất sắc nhất của phim Precious: Based on the Novel 'Push' by Sapphire - Ảnh Reuters

Với diễn xuất tinh tế trong phim Precious: Based on the Novel 'Push' by Sapphire, Mo'Nique đã đoạt giải Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất. Cô đã vượt qua các đối thủ "nặng ký": Penelope Cruz (Nine), Vera Farmiga (Up in the Air), Maggie Gyllenhaal (Crazy Heart) và Anna Kendrick (Up in the Air).

Như vậy, Precious: Based on the Novel 'Push' by Sapphire là bộ phim đầu tiên đoạt được 2 giải thưởng tại lễ trao giải Oscar 2010 tính đến thời điểm này.

Nữ diễn viên Mo'nique đạt giải Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất - Ảnh Reuters

Giải Giám đốc nghệ thuật xuất sắc nhất được trao cho Rick Carter và Robert Stromberg của phim Avatar. Robert Stromberg khiến khán phòng Nhà hát Kodak lắng xuống bởi những chia sẻ đầy xúc động.

Giải Phục trang xuất sắc nhất thuộc về Sandy Powell của phim The Young Victoria. Đây là lần thứ 3 Sandy Powell giành chiến thắng tại Oscar và là lần thứ 8 cô được nhận đề cử. Những lần đoạt giải trước là với các phim Aviator Shakespeare in love.

Lễ trao giải Oscar chào đón hai diễn viên trong loạt phim ăn khách Twilight: Kristen Stewart và Taylor Lautner. Cả hai cùng chọn trang phục với tông màu đen sang trọng.

Hai ngôi sao của bộ phim về đề tài ma cà rồng này giúp điểm lại một số phim kinh dị đã tạo nên bước đột phá trong lịch sử điện ảnh như Hàm cá mập trắng... "Sau đây là đề cử Biên tập âm thanh xuất sắc nhất: Avatar, The Hurt Locker, Inglourious Basterds, Star Trek, Up".

Và giải thưởng được trao cho Paul N.J. Ottosson của phim The Hurt Locker. Paul là nhà biên tập âm nhạc người Thụy Điển và đây là lần đầu tiên anh giành chiến thắng tại giải Oscar.

Giải Hòa âm xuất sắc tiếp tục được trao cho Paul N.J. Ottosson và Ray Beckett của The Hurt Locker. Tính đến thời điểm này, bộ phim của nữ đạo diễn Kathryn Bigelow đã đoạt được 3 giải thưởng.

Mauro Fiore của Avatar nhận giải Quay phim xuất sắc nhất. Như vậy là bộ phim của đạo diễn James Cameron đã đoạt tổng cộng 2 giải (tính đến thời điểm này).

MauroFiore - Quay phim xuất sắc nhất của bộ phim Avatar - Ảnh Reuters

Demi Moore thay mặt các nghệ sĩ bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn đối với những nhà làm phim, đạo diễn, diễn viên... quá cố đã có những cống hiến cho nền điện ảnh thế giới.

Trên nền những giai điệu mộc mạc, êm ả phát ra từ cây guitar, những gương mặt quen thuộc như: Brittany Murphy, Patrick Swayze... lần lượt lướt qua màn hình, gợi cho khán giả những cảm xúc khó quên.

Phần giới thiệu các đề cử Nhạc phim hay nhất được trình bày một cách độc đáo qua các tiết mục múa trên nền nhạc của chính các bộ phim được đề cử.

Jennifer Lopez trong bộ váy màu hồng thướt tha công bố giải Nhạc phim hay nhất được trao cho Michael Giacchino của phim hoạt hình Up. Đây là lần đầu tiên Michael Giacchino giành chiến thắng sau 2 lần được đề cử.

Michael Giacchino đạt giải Nhạc phim hay nhất với bộ phim hoạt hình Up - Ảnh Reuters

Nhóm các nhà thực hiện kỹ xảo Joe Letteri, Stephen Rosenbaum, Richard Baneham và Andrew R. Jones nhận giải Hiệu ứng hình ảnh xuất sắc nhất, với phim Avatar. Đây là giải thưởng thứ 3 mà Avatar nhận được trong đêm nay (giờ Mỹ).

Từ trái sang: Richard Baneham, Andrew Jones, Stephen Rosenbaum và Joe Letteri - đội ngũ thực hiện kỹ xảo hình ảnh của bộ phim Avatar đạt giải Hiệu ứng hình ảnh - Ảnh Reuters

Và người nhận giải Phim tài liệu xuất sắc nhất là Louie Psihoyos và Fisher Stevens với phim The Cove. Nam diễn viên Matt Damon, người từng nhận giải Kịch bản xuất sắc cùng với Ben Affleck (phim Good Will Hunting) công bố giải thưởng này.

The Hurt Locker tiếp tục đoạt thêm giải Biên kịch xuất sắc. Như vậy, bộ phim này tạm thời dẫn đầu danh sách các phim đoạt nhiều giải nhất với 4 giải.

Bộ phim El Secreto de Sus Ojos đến từ Argentina đã giành chiến thắng tại hạng mục Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất. Đây là lần thứ 2 quốc gia thuộc Nam Mỹ này giành giải của Viện hàn lâm khoa học và nghệ thuật điện ảnh Hoa Kỳ và là lần đề cử thứ 6 của họ.

Đạo diễn Argentina Juan Jose Campanella bên cạnh poster phim El Secreto de Sus Ojos (The Secret in Their Eyes) - Ảnh Reuters

Có đến 5 nghệ sĩ gồm 3 nữ và 2 nam, cùng giới thiệu đề cử Nam diễn viên chính xuất sắc nhất.

Mở đầu là phần giới thiệu của cô đào xinh đẹp Michelle Pfeiffer về nam diễn viên Jeff Bridges (Crazy Heart). Những lời khen tặng của Michelle dành cho Jeff đã khiến anh vô cùng xúc động.

Và không ai khác mà chính là Jeff Bridges, với vai một ca sĩ nhạc đồng quê đã qua thời hoàng kim trong Crazy Heart, vinh dự nhận giải thưởng này.

Phát biểu trên sân khấu, Jeff Bridges cảm ơn đoàn làm phim Crazy Heart và các cộng sự. Anh còn dành lời cảm ơn đến gia đình nhỏ của mình, người vợ chung sống đã 33 năm và 3 cô con gái xinh xắn, những người đã cho anh điểm tựa trong cuộc sống.

Jeff Bridges - Nam diễn viên chính xuất sắc nhất Oscar lần thứ 82 với bộ phim Crazy Heart, bên cạnh vợ Susan Bridges - Ảnh Reuters

Rất tiếc cho các nam diễn viên cùng nhận đề cử, bởi diễn xuất của họ trong phim cũng rất tuyệt vời: George Clooney (Up in the Air), Colin Firth (A Single Man), Morgan Freeman (Invictus) và Jeremy Renner (The Hurt Locker).

Giới thiệu đề cử Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất cũng là 5 nghệ sĩ, gồm 4 nam và 1 nữ (người phụ nữ đặc biệt này chính là "nữ hoàng truyền thông" Oprah Winfrey, cô giới thiệu nữ diễn viên Carey Mulligan của phim An Education).

Nam diễn viên đã nhận giải Nam diễn viên chính xuất sắc nhất năm ngoái Sean Penn công bố người đoạt giải Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất năm nay: Sandra Bullock!

Sandra Bullock có vẻ bất ngờ khi nhận giải. Trong bài phát biểu ngắn của mình, cô nói mình đã quá mệt mỏi khi phải chờ đợi. Đây là giải Oscar đầu tiên cô nhận được.

Sandra không quên tôn vinh các nữ diễn viên cùng nhận đề cử: Helen Mirren, Carey Mulligan, Gabourey Sidibe, Meryl Streep và cảm ơn gia đình đã ủng hộ cô. Đến cuối lời phát biểu cô đã bậc khóc.

Chưa nhận Oscar đã lãnh Mâm xôi vàng

Dù được đề cử giải Oscar Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất qua vai diễn trong phim The blind side nhưng Sandra Bullock vẫn lãnh giải Mâm xôi (dành cho những bộ phim, diễn viên, đạo diễn tệ nhất trong năm) ở hạng mục Nữ diễn viên tệ nhất trong phim All about Steve, một ngày trước khi diễn ra lễ trao giải Oscar lần thứ 82.

Sandra Bullock - Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất giải Oscar lần thứ 82, với bộ phim The Blind Side - Ảnh Reuters

Không những thế Sandra còn kéo theo ngôi sao trong phim The hangover là Bradley Cooper đứng vào “hàng ngũ” cặp đôi tệ nhất trong năm cũng qua phim All about Steve. Tuy nhiên, nhiều khả năng Sandra Bullock sẽ nhận Oscar Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất và có thể cô sẽ đi vào lịch sử khi cùng lúc nhận 2 giải thưởng ở hai cực khác nhau của nghề nghiệp trong 1 năm.

Trong khi đó, phim Transformers: Revenge of the fallen của đạo diễn Michael Bay đã lập kỷ lục khi nhận cùng lúc 3 Mâm xôi: Phim chán nhất, Kịch bản dở nhất và Đạo diễn dở nhất. Lần đầu tiên trong hơn 30 năm thành lập, Ban tổ chức Mâm xôi trao thêm giải Phim tệ nhất thập niên. Năm nay, giải này thuộc về phim Battlefield earth sản xuất năm 2000. Nam, nữ diễn viên tệ nhất trong thập niên qua là Eddie Murphy và Paris Hilton.

Kết quả cụ thể như sau:

- Phim chán nhất: Transformers: Revenge of the fallen

- Nam diễn viên chính dở nhất: Anh em nhà Jonas (Jonas Brothers: The 3-D Concert Experience)

- Nữ diễn viên chính dở nhất: Sandra Bullock (All about Steve)

- Nam diễn viên phụ dở nhất: Billy Ray Cyrus (Hannah Montana: The Movie)

- Nữ diễn viên phụ dở nhất: Sienna Miller (G.I. Joe: The Rise of Cobra)

- Cặp đôi "kinh khủng" nhất trên màn ảnh: Sandra Bullock và Bradley Cooper (All about Steve)

- Kịch bản dở nhất: Transformers: Revenge of the fallen

- Đạo diễn dở nhất: Michael Bay (Transformers: Revenge of the fallen)

- Phim làm lại chán nhất: Land of the lost.

Đ.T

Hai giải thưởng quan trọng còn lại: Phim hay nhất Đạo diễn xuất sắc nhất đều được trao cho The Hurt Locker của đạo diễn Kathryn Bigelow.

Phát biểu khi nhận giải, biên kịch Mark Boal nói: "Đây thực sự là một giấc mơ, còn hơn cả một giấc mơ đối với chúng tôi. Một giấc mơ được làm một bộ phim với những người tài năng. Chúng tôi không thể ngờ mình là một phần của thành công ngày hôm nay".

Những người thực hiện bộ phim The Hurt Locker - giành chiến thắng vang dội tại lễ trao giải Oscar lần thứ 82, từ trái sang: biên kịch - sản xuất Mark Boal, đạo diễn Kathryn Bigelow, Greg Shapiro và Nicholas Chartier - Ảnh Reuters

Với giải Nữ đạo diễn xuất sắc nhất, Kathryn Bigelow đã làm nên lịch sử khi trở thành người phụ nữ đầu tiên giành chiến thắng ở hạng mục này. "Đây là khoảnh khắc của cả một đời người. Tôi rất vinh dự khi lần đầu tiên được đứng trong hàng ngũ của những người đoạt giải", Kathryn phát biểu.

Lễ trao giải Oscar lần thứ 82 - năm 2010 khép lại với chiến thắng vang dội dành cho bộ phim The Hurt Locker với 6 giải thưởng trên 9 đề cử. Avatar của đạo diễn James Cameron chỉ đoạt 3 giải thưởng.

Những phụ nữ đặc biệt của Oscar

.

Giải thưởng Oscar không thể thiếu hình ảnh của những người phụ nữ, họ không chỉ đem đến cho lễ trao giải những hình ảnh đẹp tuyệt mỹ, mà còn là tài năng và thành tích đáng ngưỡng mộ.

Katharine Hepburn - Nữ diễn viên đoạt nhiều giải Oscar nhất

 
Katharine Hepburn trong một cảnh phim The Philadelphia Story

Nữ diễn viên huyền thoại của điện ảnh Mỹ, Katharine Hepburn là người giữ kỷ lục về số lần được trao giải Oscar.

Cả 4 lần lên bục nhận giải thưởng Oscar, bà đều được trao tượng vàng cho hạng mục Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất, trong tổng số 12 lần được đề cử. Đây quả là một thành tích đáng nể và cho đến nay vẫn chưa có một diễn viên nào theo kịp.

Những bộ phim giúp bà tỏa sáng tại lễ trao giải Oscar gồm: Morning Glory (năm 1933), Guess Who’s Coming to Dinner (năm 1967), The Lion in Winter (năm 1968) và On Golden Pond (năm 1981).

Năm 1999, Viện phim Hoa Kỳ (American Film Institute) đã vinh danh Hepburn là nữ diễn viên số một trong số các nữ minh tinh của điện ảnh Hoa Kỳ trong 100 năm qua.

Năm 2004, diễn viên Cate Blanchet đã vào vai Katharine Hepburn trong bộ phim về Howard Hughes mang tên The Aviator. Cate nhận được Giải Oscar Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất cho vai diễn này.

Meryl Streep - Nữ diễn viên nhận nhiều đề cử Oscar nhất

 
Nữ diễn viên Meryl Streep trong buổi lễ công bố danh sách đề cử Oscar lần thứ 82 hôm 15.2

Meryl Streep là nữ diễn viên luôn được công nhận như một trong những diễn viên tài năng và được kính trọng nhất tại Hollywood.

Streep khởi nghiệp sân khấu với vai diễn trong vở The Playboy of Seville năm 1971 và vai diễn phim nhựa đầu tiên của bà trong bộ phim Julia năm 1977.

Sau đó, nhờ tài năng và bản lĩnh của mình, Meryl Streep tiếp tục thành công với các bộ phim: The Deer Hunter với Robert De Niro và John Cazale; phim Kramer vs. Kramer, với Dustin Hoffman. Và gần đây là The Hours, The Devil Wears Prada, Mamma Mia, Doubt, Julie & Julia, It’s Complicated...

Trong sự nghiệp của mình, tính đến nay, Meryl Streep đã giành được tổng cộng hai giải Oscar, sáu giải Quả cầu vàng, ba giải của Hội phê bình phim New York, một giải Cannes, hai giải SAG, một giải Tony, hai giải Emmy, một giải BAFTA cùng bốn đề cử Grammy. Đáng nói nhất, bà đã có tổng cộng 16 đề cử Oscar, một kỷ lục cho cả nam và nữ diễn viên trong lịch sử của giải thưởng này.

Meryl Streep cũng là người đoạt nhiều giải Quả cầu vàng nhất, với tổng cộng 7 giải. Bà còn là một trong số ít điễn viên đã đoạt đủ bốn giải thưởng diễn xuất lớn là Oscar, Quả cầu vàng, SAG và BAFTA.

Hattie McDaniel - Nữ diễn viên da màu đầu tiên đoạt giải Oscar

 
Nữ diễn viên Hattie McDaniel (phải) và Vivien Leigh trong cảnh phim Gone with The Wind (Cuốn theo chiều gió)

Với lần tham gia diễn xuất trong bộ phim kinh điển Gone with The Wind (Cuốn theo chiều gió), nữ diễn viên Hattie McDaniel đã làm nên lịch sử trong lễ trao giải Oscar khi trở thành nữ diễn viên da màu đầu tiên nhận tượng vàng Oscar dành cho Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất vào năm 1939.

Bên cạnh việc tham gia điện ảnh, bà còn là một nghệ sĩ tài năng trên nhiều lĩnh vực như sáng tác nhạc, diễn viên sân khấu, diễn viên hài kịch...

Bà cũng là người phụ nữ da màu đầu tiên biểu diễn trên sóng radio của Mỹ. Trong sự nghiệp diễn xuất của mình, Hattie McDaniel đã tham gia hơn 300 bộ phim.

Hattie McDaniel được vinh danh với hai ngôi sao trên Đại lộ Danh Vọng: một ngôi sao dành cho những đóng góp của bà trong nền phát thanh Mỹ tại 6933 Hollywood Boulevard, và một ngôi sao dành cho sự nghiệp điện ảnh của bà tại 1719 Vine Street.

Bà còn là nữ diễn viên da màu đầu tiên được in hình trên tem bưu chính của Mỹ vào năm 2006.

Sau sự ra đi của Hattie McDaniel vào năm 1952 do căn bệnh ung thư, giải thưởng Oscar của bà đã được lưu trữ tại trường Đại học Howards, Washington (Mỹ).

Shirley Temple - Thần đồng của Oscar

 
Thần đồng điện ảnh Mỹ Shirley Temple

Shirley Temple là nữ diễn viên nhí đầu tiên đoạt giải thưởng đặc biệt dành cho thần đồng điện ảnh của lễ trao giải Oscar năm 1934.

Khi đó, Shirley Temple chỉ mới 6 tuổi, và trở thành người nhỏ tuổi nhất nhận giải thưởng Oscar không chính thức từ trước đến nay.

Sau bộ phim Bright Eyes rất thành công năm 1934, Shirley Temple tham gia hàng loạt bộ phim thiếu nhi rất thu hút. Hình ảnh trong sáng, xinh xắn, tươi vui của Shirley Temple đã đưa bà lên vị trí một trong những ngôi sao danh tiếng nhất nước Mỹ trong suốt thời kỳ Đại khủng hoảng.

Shirley Temple sớm chấm dứt sự nghiệp điện ảnh vào những năm 1950, sau đó, bà trở thành một nhà ngoại giao và là đại sứ Mỹ tại một số nước.

Năm 1999, Viện phim Mỹ (American Film Institute) đã xếp Shirley Temple ở vị trí thứ 18 trong số những huyền thoại màn bạc vĩ đại nhất mọi thời đại.

Halle Berry - Nữ diễn viên gốc Phi đầu tiên đoạt giải Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất

 
Nữ diễn viên Halle Berry

Tại lễ trao giải Oscar lần thứ 74, mọi cảm xúc như vỡ òa khi tên của nữ diễn viên Halle Berry được xướng lên ở phần giải thưởng dành cho Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất, cũng từ giây phút này, cho đến nay, Halle Berry là nữ diễn viên da màu đầu tiên và duy nhất đạt giải thưởng này của Oscar.

Sau khi nhận được nụ hôn chúc mừng của nam diễn viên Adrian Brody, Halle Berry đã bật khóc vì xúc động và hạnh phúc. Đây được xem là một trong những khoảnh khắc đáng nhớ nhất trong lịch sử lễ trao giải Oscar hiện đại.

Với thành công của vai diễn trong bộ phim Monster’s Ball - đạo diễn Marc Forster (năm 2001), Halle Berry trở thành nữ diễn viên da màu đắt giá nhất Hollywood.

Bên cạnh sự nghiệp điện ảnh được công nhận, Halle Berry luôn được xếp vào danh sách những người phụ nữ hấp dẫn nhất, hay những người phụ nữ hấp dẫn nhất mọi thời đại. Cô từng có thành tích là thứ sinh thứ 6 bước vào vòng chung kết cuộc thi Hoa hậu Thế giới Miss World năm 1986 và cũng là người đẹp Mỹ gốc Phi đầu tiên lọt vào sâu đến như vậy ở một cuộc thi sắc đẹp lớn.

Hiền Nhi (tổng hợp) - Ảnh: Reuters

Oscar và những kỷ lục

.

Bắt đầu từ năm 1928 đến nay, sau 81 lần tổ chức thành công, Oscar đã ghi nhận nhiều kỷ lục thú vị của giải thưởng điện ảnh danh tiếng nhất hành tinh này.

- Kỷ lục phim đoạt nhiều tượng vàng nhất trong lịch sử Oscar: kỷ lục này được chia đều cho 3 bộ phim cùng nắm giữ 11 tượng vàng Oscar, đó là Ben Hur (năm 1959), Titanic (năm 1997) và The Lord of the Rings: The Return of the King (năm 2003).


Poster phim Titanic

- Kỷ lục cho phim nhận được nhiều đề cử nhất: All About Eve (năm 1950) với 14 đề cử, tuy nhiên bộ phim chỉ giành được 6 giải thưởng; Titanic (năm 1997) với 14 đề cử và giành được 11 giải thưởng.

- Kỷ lục phim đoạt tất cả 5 hạng mục giải thưởng quan trọng (Phim hay nhất, Đạo diễn xuất sắc nhất, Nam diễn viên chính xuất sắc nhất, Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất, Kịch bản hay nhất): thuộc về 3 bộ phim It Happened One Night (năm 1934), One Flew over the Cuckoo's Nest (Bay trên tổ chim cúc cu - Năm 1975), The Silence of the Lambs (Sự im lặng của bầy cừu - Năm 1991).


Poster phim The Silence of the Lambs

- Kỷ lục của hãng phim nhận được nhiều đề cử nhất: Walt Disney (64 đề cử).

- Kỷ lục của hãng phim sở hữu nhiều tượng vàng nhất: Walt Disney (26 giải thưởng).

 
Biểu tượng lâu đài Disney của hãng Walt Disney

- Kỷ lục nam diễn viên được đề cử nhiều lần nhất: Peter O’Tool, tuy nhiên ông chưa nhận được tượng vàng nào từ những đề cử này.

- Kỷ lục diễn viên nhận được nhiều đề cử nhất: Meryl Streep với 16 đề cử.

- Kỷ lục diễn viên nhận nhiều giải thưởng nhất: Katharine Hepburn với 4 giải thưởng các năm 1933, 1967, 1968 và 1981.

 
Nữ diễn viên Katharine Hepburn

- Kỷ lục diễn viên trẻ tuổi nhất đoạt giải Oscar (chính thức): Tatum O’Neal (10 tuổi) trong Paper Moon (năm 1973).

- Kỷ lục diễn viên lớn tuổi nhất đoạt giải: Jessica Tandy (80 tuổi) trong Driving Miss Daisy (năm 1989).

- Kỷ lục cho người dẫn chương trình lễ trao giải Oscar nhiều nhất: diễn viên kỳ cựu Bob Hope với 18 lần dẫn chương trình lễ trao giải Oscar.

 
Nam diễn viên Bob Hope

Trong lễ trao giải Oscar lần thứ 82 năm 2010 sắp diễn ra, hy vọng sẽ có những kỷ lục Oscar được thiết lập, ghi dấu sự phát triển của giải thưởng này cũng như các cá nhân, tổ chức tham dự giải thưởng.

Hiền Nhi (tổng hợp) - Ảnh: Reuters, AFP, IMDb

Chiến thắng của nữ đạo diễn đầu tiên trong lịch sử Oscar

Kết thúc lễ trao giải Oscar lần thứ 82, một kỳ tích của giải thưởng danh tiếng này đã được xác lập và cũng là một sự kiện đánh dấu thành công của những người phụ nữ trong nền công nghiệp điện ảnh hiện đại.

Bộ phim có kinh phí khiêm nhường The Hurt Locker đã giành được cả hai giải thưởng quan trọng nhất của Oscar lần thứ 82: giải Đạo diễn xuất sắc nhất dành cho nữ đạo diễn Kathryn Bigelow - nữ đạo diễn đoạt giải lần đầu tiên trong lịch sử Oscar, và giải Phim hay nhất.

Thành công của The Hurt Locker nói chung và nữ đạo diễn Kathryn Bigelow nói riêng đã khẳng định, thế hệ phụ nữ mới của điện ảnh thế giới không chỉ thể hiện tài năng của mình trong diễn xuất, mà còn trong cả lĩnh vực từ trước đến nay gần như dành cho phái mạnh - đạo diễn.

Bên cạnh đó, Kathryn Bigelow đã mạnh dạn khám phá và khai thác một đề tài gai góc về cuộc chiến tranh Iraq, dưới cái nhìn của một người quân nhân.

Để có những thước phim chân thật nhất cho đề tài này, Kathryn Bigelow kiên quyết thực hiện bộ phim tại Jordan, cách biên giới Iraq vài cây số, dưới cái nóng 46 độ C, thay vì quay ở phim trường Arizona (Mỹ).

Và sau những trải nghiệm của một người nữ đạo diễn, trên bục nhận giải thưởng Oscar, Kathryn Bigelow đã không quên nhắn nhủ: “Tôi muốn gửi tặng giải thưởng này cho những người phụ nữ đang ở trong chiến trận và mong họ có thể về nhà đoàn tụ với gia đình”.

Trước lễ trao giải Oscar, Kathryn Bigelow với bộ phim The Hurt Locker của mình đã được vinh danh với các giải thưởng: Đạo diễn xuất sắc nhất từ BAFTA, giải thưởng của Hiệp hội đạo diễn Mỹ và Hiệp hội các nhà sản xuất Mỹ.

Với thành tích này, Kathryn Bigelow cũng là phụ nữ duy nhất giành được giải thưởng Đạo diễn xuất sắc nhất của hai giải thưởng điện ảnh danh giá là BAFTA và Oscar.

Chặng đường 30 năm để chinh phục đỉnh cao nghệ thuật không phải quá dài đối với người nữ đạo diễn đam mê chinh phục thử thách này, vì cô luôn thể hiện cá tính riêng, phong cách riêng của mình - của một người phụ nữ.

 Kathryn Bigelow trong vòng tay chúc mừng
của bạn bè, đồng nghiệp...

... và nhận sự chúc mừng từ James Cameron

       Kathryn Bigelow xúc động nhận giải Đạo diễn xuất sắc nhất từ tay nữ diễn viên, ca sĩ Barbra Streisand

          ... và tượng vàng Oscar thứ hai cho Phim xuất sắc nhất với bộ phim The Hurt Locker từ nam diễn viên kỳ cựu Tom Hanks

Việt Yên

Phương Thi - Hiền Nhi - Việt Yên - Tuấn Thành - Thanh Hải

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.