Không có cơ hội sáng tạo
Thật sự mà nói văn học thời chúng em học, nhiều tác phẩm trong sách giáo khoa (SGK) đã quá lỗi thời và rất cứng nhắc, đến nỗi thầy cô dạy chúng em làm bài thì cũng theo một mô típ nhất định, chúng em chưa có cơ hội thật sự nói lên suy nghĩ của mình, mà cứ phải viết theo tài liệu chuẩn. Vincent out_of_touch_1610@yahoo.com.vn)
Phải chăng thực dụng ?
Đừng quá trách giận SGK, trách người dạy hay học sinh... Cái chính là cả một xã hội đã và đang chạy theo lối sống thực dụng, quên cả đạo lý truyền thống tốt đẹp… dẫn đến việc sao nhãng học văn. Phải học toán, lý, hóa để có nhiều cơ hội kiếm trường, kiếm việc. SGK hiện nay dù đã có nhiều cố gắng chỉnh sửa nhưng chất lượng nhìn chung kém hơn xưa. Độ say của văn chương cũng kém hơn. Phan Anh (Phanak555@gmail.com)
Không phải học văn
Ai đời làm tập làm văn mà phải học thuộc bài, viết theo ý của giáo viên mới trên 5 điểm, viết theo nhận thức bản thân về tác phẩm tối đa thì được 5 điểm, còn lại toàn là dưới trung bình. Minh Hùng (hsh300@yahoo.com)
Quá khô khan
Môn văn bây giờ khô như cây gỗ mục! Người biên soạn chương trình không "nắm vững định nghĩa văn chương" thì nói gì đến soạn chương trình văn học cho học sinh? Học sinh bây giờ "dốt đặc" về Tự Lực Văn Đoàn, hỏi Khái Hưng, Thạch Lam thì ú ớ! Hỏi về các bài thơ của Tản Đà cũng không biết! Kiến thức văn học ngay cả thầy cô cũng vậy thì nói gì học sinh. Khai (khai@yahoo.com)
Buồn cho chất lượng
Tôi sắp là giáo viên dạy văn trong tương lai, nhưng qua vấn đề này tôi thấy đáng buồn làm sao với chất lượng dạy và học như ngày nay. Phải chăng cơm áo, gạo tiền đã đánh mất đi vốn quý giá nhất của văn chương là cái tâm của người làm nghề? Nam Sơn (hanamsonh6@gmail.com)
Cần sự linh hoạt
Học sinh ngày càng bị áp lực vì lúc nào cũng phải làm theo ba rem đáp án là cho điểm chứ không có phần cộng điểm thêm cho các em về khả năng sáng tạo và cảm thụ. Cho nên trong đáp án của Bộ, tôi đề xuất nên đưa thêm phần cộng điểm cho các em (nếu không có cũng không bị trừ) để đánh giá khả năng của các em và khuyến khích những em có ý hay, độc đáo, mới lạ (đặc biệt là trong câu 2 nghị luận xã hội). Anh Duy (huynhanh duy68leloihue@yahoo.com)
Ý kiến Để giúp các em hứng thú với môn văn, mỗi tiết học phải có một hoạt động mới lạ so với tiết học trước nhằm kích thích tư duy của các em. Bên cạnh đó, giáo viên cần trau dồi kiến thức xã hội, am hiểu về tâm lý học sinh để có thể nối kết kiến thức từ bài học với cuộc sống. Đoàn Thị Minh Diễm - giáo viên dạy văn Trường THPT Việt Thanh, TP.HCM Từ nhỏ, nhiều em đã được gia đình hướng đến các ngành nghề có thể kiếm nhiều tiền, những ngành đó chắc chắn phải học các môn khoa học tự nhiên, rất ít có môn văn. Do mục đích của việc học là không học văn, nên các em không có hứng thú, nản cũng là điều dễ hiểu. Hứa Thị Hồng - giáo viên dạy văn ngụ quận Tân Bình, TP.HCM Nếu học theo kiểu có dàn ý sẵn, học thuộc lòng rồi theo đó triển khai, lặp đi lặp lại và không được tự do phát triển ý của mình thì thật chán. Lê Thị Mỹ Linh - học sinh lớp 12, huyện Trảng Bàng, Tây Ninh Nếu được cô giáo giới thiệu một tác phẩm văn học mà đa số các bạn đều thích rồi từ đó bình luận, phân tích tác phẩm đó thì thú vị hơn là học các bài văn, các tác phẩm cổ, quá xa vời. Nguyễn Dân An - 12A3 Trường THPT Việt Thanh, TP.HCM Thanh Đông |
Ban CTBĐ (tổng hợp)
>> Vừa học vừa chán môn văn: Cần một chương trình mở
>> Vừa học vừa chán môn văn
>> Đề thi môn văn
Bình luận (0)