Đó là ý kiến của nhiều bạn đọc về bài Lập lờ nguồn gốc trái cây trên Báo Thanh Niên ngày 1.9.
Hành vi bán hàng giả
Tôi nghe nói để bảo quản lâu, trái cây có nguồn gốc từ Trung Quốc phải sử dụng hóa chất, nên khuyến cáo người thân không mua. Theo tôi, việc người bán hàng tráo nguồn gốc trái cây giống như là hành vi bán hàng giả. Đề nghị phạt thật nặng những ai bán hàng kém chất lượng gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.
Sơn (Son_59@yahoo.com)
Ủng hộ người Việt dùng hàng Việt
Thực phẩm của Việt Nam đâu có thua kém gì hàng ngoại? Rau, củ, quả của chúng ta tuy bề ngoài không bắt mắt lắm nhưng dù sao cũng an toàn hơn.
Nguyễn Thanh Tiến (nguyenthanhtien232@gmail.com)
Đạo đức kinh doanh
Tôi thấy trên các đường phố ở Đà Nẵng thường có những xe bán ổi Hà Nội…, mà chưa bao giờ tôi nghe người dân Hà Nội trồng ổi? Rồi nho “Mỹ”, nho “Thái”. Vì một chút lợi nhuận mà dân ta đi đầu độc dân ta. Đừng vì lợi nhuận mà gây ảnh hưởng đến sức khỏe người khác, người bán hàng dù nhỏ cũng phải có đạo đức kinh doanh.
M.X (xuan.smart@gmail.com)
Cơ quan có thẩm quyền đâu rồi ?
Cần phải cảnh giác với hàng nhái, hàng giả và nhất là hàng hóa của Trung Quốc. Hàng Trung Quốc đi vào Việt Nam bằng đường nào, bộ máy kiểm soát của cơ quan chức năng ở đâu? Đã đến lúc các cơ quan chức năng phải kiểm soát chặt chẽ việc này.
Thanh Tùng (thanhtung.vksqn@yahoo.com)
Dương Hùng Sơn (Bình Trị Đông, Bình Tân)
Phạm Hoàng Ngọc Như (P.11, Q.6)
Đinh Công Luận (P.3, Q.8) Thiên Long |
Ban CTBĐ
(tổng hợp)
>> 60 - 70% hàng lậu có nguồn gốc Trung Quốc
>> Đánh bại hàng Trung Quốc
>> Phong trào tẩy chay hàng Trung Quốc lan rộng
>> Lại đổ xô trả hàng Trung Quốc, đòi lại tiền
>> Hành trình “rửa” nguồn gốc rau quả - Bài 1: Hàng Trung Quốc tại chợ đầu mối
>> Người Mỹ "ngán" hàng Trung Quốc
Bình luận (0)