TNO

Phát hiện thiên hà xa nhất có khí ô xy

17/06/2016 18:14 GMT+7

(Tin Nóng) Các nhà thiên văn học đã tìm thấy dấu vết của khí ô xy tại một trong những thiên hà đầu tiên của vũ trụ, tức nhóm xuất hiện ngay sau “kỷ nguyên đen tối”, tồn tại trước thời của các ngôi sao.

(Tin Nóng) Các nhà thiên văn học đã tìm thấy dấu vết của khí ô xy tại một trong những thiên hà đầu tiên của vũ trụ, tức nhóm xuất hiện ngay sau “kỷ nguyên đen tối”, tồn tại trước thời của các ngôi sao.

Một ảnh minh họa phát hiện của các chuyên gia Nhật Bản tại thiên hà cổ đại - Ảnh: Science

Nhóm chuyên gia Nhật Bản đã xác định được khí ô xy cách Trái đất khoảng 13,1 tỉ năm ánh sáng, nằm ở thiên hà SXDF-NB1006-2, nhờ vào hệ thống kính thiên văn vô tuyến ALMA ở sa mạc phía bắc Chile.

Trước nay, các thiên hà xa xôi luôn được xem là cánh cổng nhìn về quá khứ, cho phép giới thiên văn học Trái đất quan sát thời điểm vũ trụ sau sự kiện Big Bang, khi mà các nguyên tố như ô xy đặc biệt hiếm.

“Việc nghiên cứu các nguyên tố nặng cũng cung cấp các manh mối giúp tìm hiểu cách thức hình thành nên các thiên hà và điều gì thúc đẩy sự tái ion hóa vũ trụ”, theo chuyên san Science dẫn lời giáo sư Akio Inoue của Đại học Osaka Sangyo.

Tái ion hóa vũ trụ được định nghĩa là sự làm nóng trở lại vũ trụ theo sau một giai đoạn nguội lạnh, cho phép các vật liệu bắt đầu kết hợp thành những đám mây khí và bụi, sau đó đổ sụp để tạo ra những ngôi sao và thiên hà đầu tiên.

Trước giai đoạn tái ion hóa, vũ trụ hầu hết chìm trong tình trạng tối tăm, do các proton và electron tự do hấp thu hầu hết ánh sáng. Quá trình ion hóa khí hydro cho phép ánh sáng du hành trong lòng vũ trụ, và hoạt động tái ion hóa là chìa khóa chủ chốt tạo ra vũ trụ mà chúng ta biết hiện nay.

Việc tìm thấy dấu hiệu của khí ô xy ion hóa, như vừa kể trên, có thể giúp các nhà nghiên cứu xác định được vật thể nào kích hoạt quá trình tái ion hóa.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.