Phát triền bền vững: Bài học điển hình về 'Hành động nhỏ, tạo ra thay đổi lớn'

20/03/2015 05:00 GMT+7

Phát triển bền vững (PTBV) là một khái niệm giới trẻ hiện nay cần biết, dù là trong lĩnh vực kinh tế, môi trường hay xã hội. Đối với các doanh nghiệp, PTBV là kim chỉ nam trong mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh. Những hành động hằng ngày trong công việc dù nhỏ, nhưng nếu được làm đúng, sẽ có tác động rất tích cực đến sự PTBV của doanh nghiệp và cộng đồng. Đây cũng chính là tinh thần mà anh Lâm Quốc Đạt - Giám đốc Sản xuất của ngành hàng Chăm sóc nhà cửa, Unilever Việt Nam luôn mang theo trong 10 năm gắn bó với công ty.

Phát triển bền vững (PTBV) là một khái niệm giới trẻ hiện nay cần biết, dù là trong lĩnh vực kinh tế, môi trường hay xã hội. Đối với các doanh nghiệp, PTBV là kim chỉ nam trong mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh. Những hành động hằng ngày trong công việc dù nhỏ, nhưng nếu được làm đúng, sẽ có tác động rất tích cực đến sự PTBV của doanh nghiệp và cộng đồng. Đây cũng chính là tinh thần mà anh Lâm Quốc Đạt - Giám đốc Sản xuất của ngành hàng Chăm sóc nhà cửa, Unilever Việt Nam luôn mang theo trong 10 năm gắn bó với công ty.

Phát triển bền vững là gì?

Xuất hiện đầu tiên năm 1980, trong ấn phẩm Chiến lược Bảo tồn Thế giới (công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN), “PTBV được định nghĩa là: "Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học".

PTBV được ví như “kiềng 3 chân” - đảm bảo sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng, và môi trường được gìn giữ, bảo vệ. Để đạt được điều này, mọi thành phần kinh tế xã hội từ Nhà nước, doanh nhân, các tổ chức xã hội… cần chung tay góp sức.

Nói một cách lớn lao như vậy, nhưng những công việc cần thực hiện để đến được mục tiêu cuối cùng của “PTBV”, đôi khi chỉ là những “Hành động nhỏ, nhưng tạo ra thay đổi lớn”.

“Hành động nhỏ, tạo ra thay đổi lớn”

Công bằng mà nói, các doanh nghiệp tại Việt Nam ngày càng ý thức mạnh mẽ hơn về trách nhiệm PTBV, từ các tập đoàn đa quốc gia như Unilever Việt Nam, Standard Chartered Bank,... đến các doanh nghiệp địa phương như Bitis’, Viettel, Bảo Việt...

Tại Unilever, ý thức về PTBV thậm chí được thể hiện qua công việc hằng ngày. Anh Lâm Quốc Đạt - Giám đốc Sản xuất ngành hàng Chăm sóc nhà cửa, Unilever Việt Nam nhấn mạnh trong một cuộc phỏng vấn gần đây: “Kế hoạch Phát triển bền vững của Unilever Việt Nam đang thực hiện từ năm 2011 đươc xem như là chiến lược kinh doanh và kim chỉ nam cho mọi hoạt động của công ty nói chung và Khối sản xuất nói riêng. Một trong những cam kết lớn của Unilever Việt Nam là cam kết giảm thiểu 50% tác động đến môi trường. Bản thân đã có 10 năm gắn bó với Unilever Việt Nam, tôi hoàn toàn bị thuyết phục bởi sự cam kết đó”.

Anh Lâm Quốc Đạt (đứng) và các đồng nghiệp trong buổi nói chuyện về đảm bảo an toàn khi vận hành máy mócAnh Lâm Quốc Đạt (đứng) và các đồng nghiệp trong buổi nói chuyện về đảm bảo an toàn khi vận hành máy móc

Tốt nghiệp từ trường ĐH Bách Khoa TP.HCM và gia nhập Unilever từ Chương trình Quản trị viên tập sự 2005 (hiện nay là Chương trình Nhà lãnh đạo tương lai Unilever), đã từng luân chuyển qua nhiều vị trí lãnh đạo và có kinh nghiệm làm việc tại các nước trong khu vực, anh Lâm Quốc Đạt từng thực hiện rất nhiều các dự án chiến lược PTBV trong lĩnh vực sản xuất.

Tiêu biểu là dự án “Không Chất Thải Được Xử Lý Bằng Phương Pháp Chôn Lấp” tại nhà máy Unilever Củ Chi. Các hoạt động điển hình có thể kể đến như: tái chế và xử lý thức ăn thừa từ nhân viên, quy trình tái chế bao bì phế liệu thành hạt nhựa để tái sử dụng, thay vì chôn lấp như cách truyền thống vốn có ảnh hưởng rất lớn đên môi trường. Năm 2012, anh Lâm Quốc Đạt cũng là một trong những thành viên nồng cốt trực tiếp phụ trách dự án tái sử dụng nước thải tại Nhà máy Củ Chi. Kết quả là lượng nước thải ra môi trường giảm 40 - 50%. Đến nay, hơn 90% phế liệu trong quá trình sản xuất tại Unilever Việt Nam đã được tái chế, ngoại trừ một lượng nhỏ phế liệu cần các công ty chuyên biệt thực hiện.

Chính vì sự nhiệt huyết, trách nhiệm trong công việc hằng ngày mà anh Lâm Quốc Đạt cùng tập thể đã nhận được giải thưởng “Compass Awards” (tạm dịch là “Giải thưởng Chiến lược”) do Công ty Unilever trao tặng trong năm 2009 và năm 2013. Năm 2014, Đạt còn được công ty vinh danh “New Face of Leadership” (tạm dịch là “Gương mặt Lãnh đạo mới”).

Ngoài ra, trao đổi với Lâm Quốc Đạt, anh nhiệt tình chia sẻ thêm về những giá trị cốt lõi của công ty gắn kết với PTBV - những giá trị đã khiến anh Đạt gắn bó với Unilever: sự tuân thủ luật pháp, thực thi những chính sách công bằng trong việc quản lý con người, môi trường minh bạch, thân thiện, tự do trong công việc, luôn đảm bảo các điều kiện an toàn cho người lao động,...

Anh Lâm Quốc Đạt (thứ 4 từ bên phải qua – không đội mũ) trong buổi nói chuyện về việc tuân thủ quy trình làm việc là lắng nghe ý kiến đóng góp của nhân viênAnh Lâm Quốc Đạt (thứ 4 từ bên phải qua - không đội mũ) trong buổi nói chuyện về việc tuân thủ quy trình làm việc là lắng nghe ý kiến đóng góp của nhân viên

Với vị trí quản lý hơn 500 nhân viên hiện nay, Lâm Quốc Đạt càng thấy được tầm quan trọng và những lợi ích mà môi trường minh bạch, công bằng mang lại. Đây cũng là một trong những mục tiêu mà Unilever Việt Nam luôn cam kết và tuân theo từ những ngày đầu thành lập.

Anh Lâm Quốc Đạt (thứ 2 từ bên trái qua), nhận giải thưởng “Gương mặt Lãnh đạo trẻ” năm 2014

Đối với nghề nghiệp, anh Lâm Quốc Đạt bày tỏ: “Hãy lựa chọn nghề nghiệp, lựa chọn những người lãnh đạo tốt để đi theo và hỗ trợ định hướng cho mình. Đối với các bạn sinh viên ra trường,  điều cần nhất là ước mơ. Ước mơ thúc đẩy mình dám làm, dám thử cơ hội. Dám thử, dám đi thì sẽ thành công. Nếu chưa có ước mơ, ít nhất phải có lòng quyết tâm thay đổi hiện tại. Mỗi lúc gặp khó khăn, cần tự hỏi bản thân rằng “Tại sao người ta làm được, mình lại không làm được?”. Có lẽ đây cũng chính là tinh thần anh Lâm Quốc Đạt mang đến cho bất kỳ dự án PTBV nào của mình.

Gắn kết chiến lược phát triển doanh nghiệp với việc thực hiện mục đích xã hội, bao gồm  công tác bảo vệ môi trường là một bước đi thiết yếu đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ giải pháp phát triển bền vững vào mọi hoạt động kinh doanh, bắt đầu từ những công việc đơn giản nhất. Đây là nhiệm vụ cần nhiều sự nhiệt tình, đóng góp để thực hiện những “Hành động nhỏ, tạo ra thay đổi lớn” mà các nhân viên Công ty Unilever Việt Nam đang cùng nhau thực hiện.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.