Phiên tòa có 36 luật sư đăng ký bào chữa cho 1 bị cáo bị hoãn

16/11/2017 15:40 GMT+7

Sau phần hội ý, HĐXX quyết định hoãn phiên tòa sơ thẩm lần hai vụ án 'lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản' vì bị hại vắng mặt. Phiên tòa này có 36 luật sư đăng ký bào chữa cho bị cáo.

Sáng 16.11, TAND tỉnh Tiền Giang đưa vụ án “lạm dụng tín nhiệm chiếm đọa tài sản” ra xét xử. Bị cáo duy nhất trong vụ án này là Trần Thị Tuyết (34 tuổi, ngụ H.Chợ Gạo, T.Tiền Giang), nguyên thủ quỹ Công ty TNHH Dịch vụ Bảo vệ - Vệ sĩ Bảo Định (gọi tắt là Công ty Bảo Định).
Đại diện pháp luật phía bị hại là bà Nguyễn Thu Cúc, giám đốc Công ty Bảo Định (60 tuổi, ngụ xã Đạo Thạnh, TP.Mỹ Tho, Tiền Giang).
Đến giờ xét xử, phía bị hại và luật sư bào chữa vắng mặt không lý do. Sau khi hội ý, HĐXX quyết định tạm hoãn đến ngày 2.12 sẽ xét xử lại.

tin liên quan

Vụ cầu Ghềnh: Luật sư nói bỏ lọt tội phạm
Sáng ngày 14.11.2017, TAND TP.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai đã mở phiên tòa hình sự sơ thẩm, xét xử hai bị cáo điều khiển sà lan tông sập cầu Ghềnh là Phan Thế Thượng, 63 tuổi, ở tỉnh Đồng Nai và Trần Văn Giang, 36 tuổi, ở tỉnh Sóc Trăng.
Tại tòa, nhiều luật sư đề nghị tòa tiếp tục tiến hành xét xử, thay đổi biện pháp ngăn chặn, cho tại ngoại cấm đi khỏi nơi cư trú, vì bị cáo bị tạm giam quá lâu (từ 5.2014).
Vụ án này có đến 36 luật sư đăng ký tham gia bào chữa cho bị cáo Tuyết. Sáng 16.11, khi phiên tòa diễn ra, có 16 luật sư đăng ký bào chữa cho bị cáo có mặt tại tòa.
Các luật sư bào chữa cho bị cáo tại phiên tòa sáng 16.11 Ảnh: Bảo Ngân
Theo cáo trạng, Tuyết làm thủ quỹ của Công ty TNHH Dịch vụ Bảo vệ - Vệ sĩ Thiên Long từ năm 2007. Năm 2008, Công ty Thiên Long đổi tên thành Công ty TNHH Dịch vụ Bảo vệ - Vệ sĩ Bảo Định, Tuyết tiếp tục làm thủ quỹ. Trong quá trình hoạt động, công ty nhiều lần thay đổi giám đốc và kế toán.
Từ ngày 1.7.2010 đến tháng 5.2012, giám đốc công ty chỉ đạo Tuyết cùng kế toán lập và quản lý hai hệ thống sổ theo dõi quỹ tiền mặt: Sổ 1 gồm các hoạt động có hóa đơn, chứng từ và sổ 2 gồm các hoạt động không có hóa đơn, chứng từ.
Ngày 11.4.2013, Tuyết xin nghỉ việc. Các giám đốc sau này có đơn yêu cầu xử lý hình sự đối với Tuyết vì cho rằng tồn quỹ tiền mặt trên sổ quỹ số 1 là 716 triệu đồng nhưng Tuyết báo tồn quỹ âm 15 triệu đồng.
Tháng 8.2015, tòa sơ thẩm TAND tỉnh Tiền Giang tuyên phạt Tuyết 12 năm tù về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, cụ thể là chiếm đoạt của Công ty Bảo Định hơn 732 triệu đồng.
Tháng 2.2016, TAND cấp cao tại TP.HCM xem xét kháng cáo kêu oan của bị cáo Tuyết. Tại tòa, Tuyết yêu cầu làm rõ các biên bản bàn giao quỹ trong các giai đoạn thay đổi giám đốc của Công ty Bảo Định. Các luật sư bào chữa cho rằng cấp sơ thẩm vi phạm tố tụng vì các chứng từ thu chi của Công ty Bảo Định là không hợp pháp, có dấu hiệu giả tạo.
HĐXX phúc thẩm nhận định việc cấp sơ thẩm chỉ lấy mốc thời gian từ ngày 1.7.2010 đến 11.4.2013 theo đơn tố cáo của Công ty Bảo Định để xác định các khoản thu chi của công ty, từ đó kết luận Tuyết chiếm đoạt tài sản của công ty là chưa có cơ sở vững chắc, nên hủy án sơ thẩm để điều tra lại.
HĐXX sơ thẩm lần hai của TAND tỉnh Tiền Giang hồi tháng 6.2017 đã yêu cầu điều tra bổ sung để đối chất, làm rõ các lời khai mâu thuẫn của các nhân chứng, làm rõ mâu thuẫn giữa các số liệu giám định...
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.