• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Sống khỏe

Quai bị là vô sinh?

01/04/2016 09:55 GMT+7

Theo TS. BS Nguyễn Thành Như (nguyên trưởng khoa Nam học, BV Bình Dân, TP.HCM) thì từ thực tế, 70% bệnh nhân bị quai bị sau tuổi dậy thì, có biến chứng viêm tinh hoàn vẫn có con vì hai tinh thoàn không bị teo. Hoặc nếu bị «lép» thì chỉ «lép» một bên, bên tinh hoàn còn lại vẫn sản xuất tinh trùng bình thường. Do đó, vô sinh vì quai bị chỉ là số ít đếm trên đầu ngón tay.

 

 

Quai bị là bệnh truyền nhiễm?

Đúng. Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính do loại siêu vi thuộc họ Paramyxoviridae gây ra. Bệnh chủ yếu lây lan qua đường hô hấp, ăn uống. Bệnh nhân bị quai bị có thể lây cho người khác một tuần trước khi sưng tuyến mang tia và kéo dài 2 tuần sau đó.

 

Biểu hiện chủ yếu của bệnh quai bị là sốt?

Đúng! Người bị quai bị thường có biểu hiện sốt nhẹ, sưng, đau một hoặc nhiều tuyến nước bọt (vùng mang tai, hàm…),  đau cổ họng, mệt mỏi, chán ăn. Tuyến mang tai cũng sẽ to dần và đau nhức, nhất là khi ăn, uống các loại trái cây có vị chua như cam, chanh… sau khoảng 1 tuần chỗ sưng từ từ nhỏ lại.

 

quai bi

 

Quai bị thường tấn công trẻ em?

Đúng! Hơn 80% trường hợp bệnh là trẻ em dưới 15 tuổi. Số còn lại là ở người lớn do không tiêm ngừa nên bị nhiễm bệnh.

 

Trẻ em bị quai bị dễ dẫn đến biến chứng?

Đúng! Biến chứng lớn nhất là viêm não. Một số trường hợp có biểu hiện liệt giống sốt bại liệt. Tuy nhiên diễn tiến của viêm màng não do quai bị thường lành tính, ít để lại di chứng.

 

2011062010574401153

 

Khi đã bị quai bị bạn chỉ cần tránh gió, tránh nắng?

Sai! Khi đã mắc bệnh quai bị bạn cần đến cơ sở y tế để được bác sỹ chuyên khoa khám và điều trị. Với trường hợp viêm tuyến mang tai không biến chứng, nên nằm nghỉ ngơi, tránh tiếp xúc để không lây cho người khac. Cần đắp ấm vùng tuyến mang tai, ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu và nhiều chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng.

 

Quai bị sẽ không xuất hiện ở phụ nữ ?

Sai! Bệnh này dù nam giới nhiễm nhiều hơn nhưng phụ nữ cũng không tránh khỏi. Bất kỳ ai cũng có thể bị bệnh này. Ở phụ nữ, quai bị có thể gây viêm buồng trứng với biểu hiện đau bụng, rong kinh.

 

mumps

  

Phụ nữ mang thai nếu nhiễm quai bị sẽ rất nguy hiểm?

Đúng! Thai phụ mắc quai bị có nguy cơ sảy thai nếu nhiễm trong 3 tháng đầu thai kỳ. Sinh non hoặc thai chết lưu nếu nhiễm trong 3 tháng cuối thai kỳ.

 

Với trẻ nam khi bị quai bị, thông thường sẽ bị teo tinh hoàn?

Sai! Những biến chứng khiến nam giới và cả nữ giới «phiền lòng» nhất là teo tinh hoàn. Nhưng thực tế là các bé trai trước tuổi dậy thì hoặc người lớn trên 50 tuổi hiếm khi gặp chuyện này.

 

benh-ngua-bao-quy-dau-1

 

Khi bị biến chứng teo tinh hoàn, nam giới không nên mặc quần lót?

Sai! Lúc này, nam giới nên mặc quần lót nâng dịch hoàn đển giảm đau nhức, tuyệt đối không mặc đồ lót chật và «thả rông» trong giai đoạn này cũng không được khuyến khích.

 

Trẻ nam trong tuổi dậy thì sẽ «nguy hiểm» với biến chứng của quai bị?

Đúng! Khoảng 30% các trường hợp thanh niên trong tuổi dậy thì bị viêm tinh hoàn do quai bị. Phần lớn viêm tinh hoàn do quai bị chỉ xảy ra ở một bên tinh hoàn với biểu hiện sốt cao, lạnh run, nôn ói, đua bụng, tinh hoàn sưng to và đau nhức. khi đã bị viêm tinh hoàn, có tới 30% nguy cơ bị teo tinh hoàn nhưng tỷ lệ vô sinh chỉ khoảng 15%.

 

mumpcdc001b

 

Nam giới khi đã bị viêm tinh hoàn chắc chắn sẽ vô sinh ?

Sai! Nếu nghi ngờ mình bị vô sinh do di chứng của bệnh quai bị bạn hãy đến cơ sở chuyên về nam khoa thay vì sống khổ sở với ý nghĩ tiêu cực. Chẩn đoán về quai bị biến chứng gây vô sinh căn cứ trên tiền sử bệnh (sưng hàm, đau và sưng hai tinh hoàn, suy tinh hoàn…) Rồi bệnh nhân sẽ được đo tinh dịch nồng độ hai lần, đo nồng độ FSH (xét nghiệm nội tiết) trong máu. Bình thường nống độ FSH trong máu khoảng 2 - 6mUI/ ml. Nếu nồng độ FSH cao hơn 30 - 60 mUI/ ml lúc đấy mới là «tin buồn» cho các chàng trai vì với nồng độ này tinh hoàn không còn sản xuất ra tinh trùng. Trường hợp cần thiết, bạn sẽ được mổ sinh thiết tinh hoàn. Chỉ đến khi mọi kết luận đều cho thấy tinh dịch không có tinh trùng bạn mới thật sự vô sinh.

 

Bị teo tinh hoàn một bên, vẫn khả quan với việc duy trì nòi giống?

Đúng! Nam giới bị teo một tinh hoàn, «máy » còn lại vẫn tốt thì vẫn có con như bao người đàn ông bình thường. Nhưng nếu bệnh nhân khó thụ thai thì tùy tính trạng của tinh dịch đồ, bác sĩ sẽ điều thị theo hai hướng. Nếu tinh trùng yếu và số lượng khoảng 20 triệu, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân dùng thuốc, hoặc phẫu thuật nếu có bệnh giãn tĩnh mạch tinh kèm theo để làm tinh trùng mạnh lên và vẫn có thể thụ thai bằng phương pháp tự nhiên. Trường hợp uống thuốc không hiệu quả và tinh trùng yếu nhẹ thì có thể lọc rửa bơm tinh trùng. Nếu tinh trùng yếu nhiều và số lượng ít hơn 5 triệu thì cách tốt nhất là thụ tinh trong ống nghiệm.

 

maxresdefault

 

Quai bị hiện đã có thuốc đặc trị chữa?

Sai! Hiện nay vẫn chưa có  thuốc điều trị đặc hiệu. Cách tốt nhất để phòng tránh là chích vaccine. Thực tế có nhiều ca vô sinh rất đau lòng do quai bị, trong khi đó bất cứ ai cũng có thể bị bệnh này.

 

Vaccin quai bị chỉ dành cho trẻ?

Sai! Thuốc chủng ngừa quai bị này có thể dùng cho bất cứ ai trên 1 tuổi. Ở Việt Nam đã có hơn 95% trường hợp đã tiêm chủng được miễn dịch dài lâu, có thể suốt đời.

 

quai-bi-thuy-dau-den-hen-lai-benh-du-co-vacxin 20160215102119998

 

Những biến chứng khác thường gặp của bệnh quai bị

Nhồi máu phổi: Là tình trạng có vùng phổi bị thiếu máu nuôi dưỡng, có thể tiến đến hoại tử mô phổi. Nhồi máu phổi là biến chứng có thể xảy ra sau viêm tinh hoàn do quai bị vì hậu quả của huyết khối từ tĩnh mạch tiền liệt tuyến. Viêm tụy: Có tỷ lệ 3% -7%, là một biểu hiện nặng của quai bị. Bệnh nhân bị đau bụng nhiều, ói, có khi tụt huyết áp. Các tổn thương thần kinh như viêm não: Có tỷ lệ 0,5%. Bệnh nhân có các hiện tượng như: thay đổi tính tình, bứt rứt, khó chịu, nhức đầu, co giật, rối loạn tri giác, rối loạn thị giác, đầu to do não úng thủy.  Tổn thương thần kinh sọ não: dẫn đến điếc, mù. Viêm tủy sống cắt ngang.  Viêm đa rễ thần kinh.

Lưu ý: Nếu đang trong giai đoạn mong con và phải đối mắt với biến chứng viêm tinh hoàn, nên nghĩ đến chuyện tìm nơi lưu trữ tinh trùng. Điều này để đảm bảo trong trường hợp xấu nhất, bạn vẫn có thể có con nhờ thụ tinh trong ống nghiệm. 

Top
Top