Ràng buộc đối tác xa

19/06/2015 10:00 GMT+7

Sau 10 năm đàm phán, Trung Quốc và Úc đã ký kết thỏa thuận về thành lập khu vực mậu dịch tự do song phương. Những lợi ích chung có được từ mậu dịch tự do theo lộ trình trong thỏa thuận trên thực tế đã ràng buộc hai đối tác xa này với nhau.

Sau 10 năm đàm phán, Trung Quốc và Úc đã ký kết thỏa thuận về thành lập khu vực mậu dịch tự do song phương. Những lợi ích chung có được từ mậu dịch tự do theo lộ trình trong thỏa thuận trên thực tế đã ràng buộc hai đối tác xa này với nhau.

Hiện tại, Trung Quốc đã là đối tác thương mại quan trọng nhất của Úc. Còn Úc lại là thị trường xuất khẩu và đầu tư trực tiếp quan trọng nhất của Trung Quốc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Thỏa thuận về mậu dịch tự do không chỉ thúc đẩy mạnh mẽ trao đổi thương mại song phương mà còn củng cố và tăng cường sự tin cậy lẫn nhau trong quan hệ hợp tác kinh tế nói chung.
Trong chừng mực ấy, nó tác động giống như một trong những nhân tố đảm bảo cho tính ổn định, bền vững và hiệu quả thiết thực của quan hệ hợp tác đầu tư, trao đổi thương mại, khai thác tiềm năng, thế mạnh của nhau về tài nguyên thiên nhiên, công nghệ và cả tài chính, tín dụng.
Nó còn có thể có tác dụng to lớn về chính trị. Úc là một trong những đồng minh chiến lược của Mỹ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Ràng buộc đối tác như thế đưa lại cho Trung Quốc cơ hội tác động phân hóa Úc với Mỹ, hạn chế việc Úc theo Mỹ làm chuyện bất lợi đối với Trung Quốc. Úc muốn gắn kết với khu vực châu Á - Thái Bình Dương và vì thế không thể bỏ qua Trung Quốc. Ràng buộc Trung Quốc vào lợi ích chung trong hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư, Úc vừa tận lợi được từ những thế mạnh của Trung Quốc vừa gây dựng được đối trọng cho quan hệ với các nước trong khu vực và cả với Mỹ. Lợi đơn ích kép đối với cả hai bên.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.