Đúng là Thổ Nhĩ Kỳ cùng các thành viên khác của NATO hậu thuẫn lực lượng chống chính phủ ở Syria để lật đổ thể chế hiện tại ở đó và quan hệ song phương đang rất căng thẳng. Nhưng khách quan mà nói thì chỉ trên lý thuyết mới tồn tại khả năng chính phủ Syria phát động chiến tranh hoặc chủ ý đụng độ vũ trang với Thổ Nhĩ Kỳ, lại càng khó có chuyện sử dụng vũ khí hóa học nhằm vào láng giềng. Sẽ rất không khôn ngoan và thậm chí phản tác dụng nếu chính phủ Syria tạo cớ để bên ngoài can thiệp quân sự và hợp pháp hóa việc hậu thuẫn phe nổi dậy.
Mục đích chính của Thổ Nhĩ Kỳ không phải đáp ứng nhu cầu phòng vệ mà kéo NATO dần can dự trực tiếp vào tình hình Syria, tạo ấn tượng được NATO hậu thuẫn hoàn toàn trong chính sách đối với Syria để không bị cô lập ở khu vực, tăng vị thế và ưu thế trong quan hệ với Iran và Israel. Cho nên rủi ro đối với NATO lớn hơn vì ranh giới giữa phòng thủ và tấn công, giữa giúp Thổ Nhĩ Kỳ và tham chiến ở Syria, giữa lợi cho Thổ Nhĩ Kỳ và hại cho NATO rất mong manh.
NATO không thể không đáp ứng yêu cầu của Thổ Nhĩ Kỳ nhưng phải tránh bị lợi dụng. Cho nên NATO phải nhấn mạnh mục đích phòng vệ chứ không tấn công, giữ quyền chỉ huy chứ không trao cho Thổ Nhĩ Kỳ và vội vã răn đe Syria chớ sử dụng vũ khí hủy diệt.
La Phù
Bình luận (0)