Sám hối muộn

31/05/2021 06:00 GMT+7

Trong chưa đầy một tuần, chính phủ 3 nước Pháp, Đức và Canada không hẹn mà cùng nhau công khai nhận thức mới về quá khứ lịch sử.

Trong chưa đầy một tuần, chính phủ 3 nước Pháp, Đức và Canada không hẹn mà cùng nhau công khai nhận thức mới về quá khứ lịch sử. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã công nhận trách nhiệm của phía Pháp về vụ diệt chủng ở Rwanda vào năm 1994.
Chính phủ Đức xác nhận vụ việc quân đội thực dân Đức tàn sát dân bản xứ ở Namibia cách đây 117 năm là hành động diệt chủng. Thủ tướng Canada Justin Trudeau chính thức xin lỗi về việc 600 người Canada gốc Ý bị giam giữ năm 1940.
Tất cả đều đã lùi vào quá khứ nhưng không có nghĩa có thể làm ngơ hay bỏ qua được. Chính quyền hiện tại ở 3 nước này không liên quan trực tiếp gì đến chuyện xưa nhưng nhà nước Pháp, Đức và Canada không bao giờ có thể lẩn tránh hay chối bỏ trách nhiệm.
Bởi thế, sự sám hối có thể bị coi là muộn màng nếu chỉ nhìn vào khía cạnh thời gian, nhưng bản chất và ý nghĩa của hành động sám hối không bao giờ muộn bởi hai lẽ.
Thứ nhất, sám hối như thế là rất cần thiết và đúng đắn về chính trị, pháp lý và đạo lý.
Thứ hai, việc sám hối là không thể tránh khỏi bởi không ai có thể sửa đổi hay thay đổi sự thật lịch sử nên làm việc này càng sớm và càng dứt điểm thì càng có lợi cho việc kiến tạo tương lai quan hệ Pháp và Đức với các nước thuộc địa xưa, cũng như gây dựng sự đồng thuận và hài hòa trong nội bộ xã hội ở Canada.

215 hài cốt trẻ em trong trường nội trú cũ gợi lại quá khứ kinh hoàng ở Canada

Việc khắc phục di sản quá khứ lịch sử này chẳng dễ dàng gì đối với chính quyền hiện tại ở Pháp, Đức và Canada bởi là chuyện chính trị nội bộ rất nhạy cảm và đây thực chất là sửa đổi cách nhìn nhận lại lịch sử, vì thế rất đáng được hoan nghênh.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.