• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Kỹ năng sống

Shopping gây nghiện

11/04/2016 08:56 GMT+7

Mua sắm có cân nhắc là vô cùng quan trọng. Nếu không, bạn sẽ trở thành con nghiện và nhanh chóng bị cháy túi thôi!

Bài: Thế Anh

 

Tại sao mua sắm lại gây nghiện?

Mặc dù việc mua sắm trong cơn bốc đồng là hiếm và chỉ là tai nạn đáng tiếc. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu mới đây cho biết có đến 68% người tiêu dùng quyết định thực hiện hành vi này ở các cửa hàng. Khi cầm một món hàng và cân nhắc mua hay không mua, bạn đang thực hiện một kết nối cảm xúc và truyền cảm hứng về quyền sở hữu cho bản thân, và bạn sau đó thường có 60% khả năng sẽ mua sản phẩm đó. Nếu đang bực bội vì chuyện gì đó trong gia đình hay công ty, việc mua sắm sẽ giúp tâm trạng bạn tốt hơn, nhà tâm lý học April Lane Benson, tác giả quyển “To Buy or Not to Buy”, cho biết. Theo một khảo sát năm 2013 của website Ebates.com, việc mua sắm giúp thúc đẩy tâm trạng, làm tăng nồng độ dopamine, tạo cảm giác dễ chịu, làm giảm căng thẳng và lo lắng.

 

mandalay-bay-retail-resort-shops-shopping-bags.tif

 

Theo một nghiên cứu năm 2007, được thực hiện bởi nhà nghiên cứu Duke, trường kinh doanh Yale, người đã đưa ra thuật ngữ “Hiệu ứng mua sắm quá đà”, một khi đã đầu hàng, và quyết định mua món đồ mình đang cân nhắc, bạn đã vô tình mở cửa xả lũ để mua nhiều hơn trong buổi mua sắm đó. Sau khi trải qua giai đoạn xem xét, và quyết định mở ví để mua món đồ nào đó, bạn đã thiết lập tư duy để mua. Khi đó, bạn chỉ chờ đợi bill tính tiền xuất hiện mà không còn quan tâm bất cứ điều gì về giá bán sản phẩm nữa.

"Các hệ thống thần kinh tự động đã được đánh thức bởi những mong muốn của chúng ta”, nhà tâm lý học tiêu dùng Kit Yarrow, ở San Francisco, và là tác giả quyển Decoding the Consumer Mind, cho biết. Việc này nhẹ hơn nhưng cũng tương tự cách bạn trải nghiệm sự khêu gợi từ người khác phái - tim đập nhanh hơn, đổ mồ hôi tay, và sẽ gây một chút khó khăn cho lý trí. Có thể sau buổi tối đó, hoặc khi xem sao kê thẻ tín dụng, hay khi nhìn thấy chiếc đầm đã mua cách đây 2 năm vẫn còn gắn tag chưa sử dụng, bạn hối tiếc vì đã ra quyết định sai lầm. Thậm chí, ngay cả khi bạn có đủ khả năng tài chính, thì cảm giác tội lỗi, xấu hỗ và lãng phí vẫn có thể tác động mạnh đến bạn.

 

Myrtle-Beach-SC-Shopping

 

Sự thật đằng sau thói quen mua sắm

Nếu đưa ra lý do mua món đồ là vì nó dễ thương, có lẽ bạn đã không suy nghĩ thấu đáo đấy! Bạn cần phải tìm ra những gì mình thật sự cần. Thử nghĩ về những món mà bạn đã mua xem, cho dù nó thể hiện đẳng cấp, sự chuyên nghiệp, hay thu hút sự chú ý từ người khác? Bạn muốn mua để phù hợp với các đồng nghiệp của mình, hay mua chỉ để tâm trạng vui vẻ hơn? Một khi đã xác định nguồn gốc của vấn đề, bạn có thể tìm kiếm giải pháp thay thế, chẳng hạn trò chuyện, ăn trưa với đồng nghiệp hay nghe nhạc êm dịu.

Ngoài ra, nguyên tắc thiền có thể giúp bạn dừng lại và xem xét mục đích mua sắm thật sự của mình, tiến sĩ Chozen Bays, tác giả quyển “Mindfulness on the Go”, gợi ý. Bạn nên ngồi xuống ghế, hít 3 hơi thật sâu, và tự hỏi mình đang cảm thấy thế nào. Nếu cơ thể phản hồi rằng đang đói bụng, tức giận, mệt mỏi hay cô đơn, bạn có thể để đáp ứng nhu cầu vật chất hay tình cảm của mình ngay. Nếu bạn cứ nghe giọng nói “mua đi, mua đi, mua đi” như một đứa trẻ thiếu thốn, đó là dấu hiệu cho thấy bạn không suy nghĩ thực tế. Đó chỉ là mong muốn nhất thời. Do vậy, nên rời khỏi cửa hàng đó càng nhanh càng tốt.

 

shopping-black-friday

 

Theo một nghiên cứu năm 2014 của trang Popsugar Insights, 45% số người được hỏi cho biết họ mua sắm trực tuyến nhằm mục đích giải tỏa sự nhàm chán hay chỉ để giết thời gian. Thêm 30% người sử dụng dịch vụ mua sắm trực tuyến vào giờ nghỉ trưa ở công ty. Nếu bạn thấy mình nhấp vào một trong mua sắm, nên tắt ngay, hoặc chuyển sang nghe nhạc hay xem clip trên mạng để bảo vệ tài khoản của mình nhé!

Các nhà nghiên cứu cũng lưu ý rằng khi thanh toán bằng thẻ, chúng ta sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn cho cùng một sản phẩm so với mua sắm bằng tiền mặt. Do vậy, cần phân biệt mong muốn với nhu cầu. Nên nhớ rằng, gần như tất cả mọi thứ mình mua là do mong muốn, rất ít do nhu cầu. Chính vì thế, cần suy nghĩ thật kỹ trước khi quyết định mở ví ra bạn nhé!

 

woman-shopping-happy-tease-151207 8c1eedeff1f4892cba117ee3a5965ff9

 

 

Top
Top