Sơ thẩm lần 3 “Vụ án vườn mít”: Đề nghị tử hình Lê Bá Mai

03/01/2013 17:53 GMT+7

(TNO) Cuối giờ chiều nay 3.1, phiên tòa xử vụ án Lê Bá Mai đi vào phần tranh luận. Đại diện Viện KSND kết luận, tuy những bằng chứng phạm tội của Lê Bá Mai là chưa khớp với thực tế nhưng kết luận hành vi phạm tội của Lê Bá Mai là có cơ sở. Đại diện Viện KSND đề nghị tòa tuyên bị cáo mức án tử hình vì hành vi giết người, phạt 17-18 năm tù về tội hiếp dâm trẻ em đối với Lê Bá Mai.

>> Bắt tạm giam Lê Bá Mai
>> Chuẩn bị xét xử phúc thẩm vụ "kỳ án vườn mít
>> Phúc thẩm lần 2 “Vụ án vườn mít”: Sẽ xét xử lại vụ án
>> Hoãn phiên xử sơ thẩm lần ba “Kỳ án vườn mít” vì luật sư vắng mặt
>> Sơ thẩm lần 3 “Vụ án vườn mít”: Lê Bá Mai không nhận tội

Chiều nay 3.1.2013, trong phần xét hỏi công khai, luật sư bào chữa cho bị cáo Lê Bá Mai cho rằng lời khai của nhân chứng Thị Hằng khai lúc bị cáo Lê Bá Mai chở nạn nhân Thị Út đi để thực hiện hành vi hiếp dâm có mang theo một bình xịt thuốc rầy màu xanh là không đúng với thực tế.

Vì tại nơi làm việc của Lê Bá Mai là nhà ông Dương Bá Tuân không có bình thuốc rầy nào như vậy mà chỉ có bình thuốc bằng chất liệu inox màu trắng.

 
Đại diện Viện KSND đề nghị tử hình Lê Bá Mai

Về điểm này, đại diện Viện KSND tỉnh Bình Phước cho rằng thời điểm xảy ra vụ án, nhân chứng Thị Hằng còn quá nhỏ, lại là người dân tộc thiểu số nên nhận dạng màu sắc là chưa chính xác với thực tế quá trình phạm tội của Lê Bá Mai.

Ngoài ra, phía đại diện Viện KSND còn cho rằng về vấn đề nhận dạng màu sắc, còn tùy thuộc vào khoảng cách giữa các đối tượng. Theo đó, khoảng cách đứng giữa Thị Hằng với Lê Bá Mai có một đoạn khá xa nhau nên việc nhận diện màu sắc nhầm là điều có thể xảy ra.

Sau đó, đại diện luật sư có thẩm vấn ông Trần Văn Sinh - công an viên xã An Khương, người trực tiếp lấy lời khai của nhân chứng Thị Hằng. Ông Sinh có thừa nhận mình có mâu thuẫn với ông chủ của Lê Bá Mai là ông Dương Bá Tuân. Nhưng mâu thuẫn đó là vì giữa ông Sinh và ông Tuân trước đó, ông Tuân lấy biên bản làm việc lấy lời khai của Thị Hằng của ông Sinh cho photocopy rồi cung cấp cho báo chí khiến ông Sinh bị cấp trên kiểm điểm khiển trách.

Ông Sinh còn cho rằng mâu thuẫn giữa ông và ông Tuân không xuất phát từ việc giữa hai ông có tranh chấp nhau về ranh giới đất (đất ông Sinh giáp ranh với đất ông Tuân).

Đại diện luật sư cho rằng, ông Sinh có thành kiến với ông Tuân và những người làm thuê cho gia đình ông Tuân là điều có thể xảy ra vì tại biên bản ghi lời khai với nhân chứng Thị Hằng không hề nhắc đến bị cáo Lê Bá Mai. Sau đó, được ông Sinh gợi ý - người thanh niên chở nạn nhân Thị Út đi có giống với Lê Bá Mai không - thì nhân chứng Thị Hằng lúc đó mới trả lời rằng người đó giống với Lê Bá Mai.

Về điểm này, đại diện Viện KSND cho rằng nghiệp vụ điều tra của ông Sinh còn yếu vì thời điểm ấy mới vào nghề được 3 tháng nên chưa được đào tạo bất cứ điều gì về công tác điều tra.

Cuối giờ chiều cùng ngày, phiên toà đi vào phần tranh luận. Đại diện Viện KSND kết luận, tuy những bằng chứng phạm tội của Lê Bá Mai là chưa khớp với thực tế nhưng kết luận hành vi phạm tội của Lê Bá Mai là có cơ sở.

Sau đó, đại diện Viện KSND đề nghị tòa tuyên bị cáo mức án tử hình vì hành vi giết người, phạt 17-18 năm tù về tội hiếp dâm trẻ em đối với Lê Bá Mai.

Ngày mai 4.1, phiên tòa sẽ nghị án và tuyên án.

Tin, ảnh: Xuân Bình

>> Bắt tạm giam Lê Bá Mai
>> Lại xảy ra hiếp dâm nữ sinh ở Ấn Độ
>> Phụ nữ Ấn Độ lùng mua súng để đối phó nạn hiếp dâm
>> Hành trình tìm công lý của một thiếu nữ Ấn Độ bị hiếp dâm
>> Tổ chức tang lễ kín đáo cho nạn nhân bị hiếp dâm tập thể
>> Sau vụ hiếp dâm tập thể ở Ấn Độ: Thành lập 56 đồn cảnh sát nữ
>> Giết người trên sân bóng, lãnh 10 năm tù
>> 9 năm tù vì giành gái, giết người

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.