Bé tăng cân: Liệu đã đủ để tăng trưởng toàn diện?

09/04/2019 07:50 GMT+7

Theo quan niệm truyền thống, các mẹ Việt Nam thường đánh giá sự phát triển của bé qua mức độ bụ bẫm, tăng cân đều.

Tuy nhiên, tại Hội nghị thượng đỉnh thường niên về dinh dưỡng và sự phát triển cho trẻ do Abbott tổ chức ở Valencia, Tây Ban Nha tháng 3 vừa qua, PGS-TS-BS Ola Nilsson (Khoa Nhi, Viện Nghiên Cứu Karolinska, Stockholm) và PGS-TS Kate A.Ward (chuyên ngành Dịch tễ tại MRC Life, Trường đại học Southampton) vừa bật mí cùng mẹ những điều rất thú vị.
Theo đó, sự phát triển của trẻ không nên chỉ được đánh giá qua cân nặng mà đó là một tổ hợp của phát triển chiều cao, cân nặng và miễn dịch, giúp trẻ có sức đề kháng chống lại bệnh tật, khỏe mạnh để học hỏi, khám phá. Đặc biệt, mẹ cần hiểu rõ những vấn đề về sức khỏe xương và chiều cao, vì đây chính là chiếc “chìa khóa vàng” để bé cao lớn, phát triển toàn diện sau này.
* Thưa tiến sĩ, tại sao các mẹ cần quan tâm đến vấn đề phát triển xương và chiều cao của con trong giai đoạn đầu đời?
- PGS-TS-BS Ola Nilsson: Mẹ cần biết rằng, trẻ em cao lên là nhờ xương dài ra. Và xương dài ra chính là nhờ sụn tiếp hợp. Có thể hình dung một cách dễ hiểu thế này: sụn tiếp hợp chính là một lớp sụn mỏng ở gần đầu xương dài và ở đốt sống. Sụn tiếp hợp được xem như một động cơ thúc đẩy tăng trưởng theo chiều dọc. Nói cách khác, sự phát triển của sụn tiếp hợp quyết định chiều cao của trẻ. Các tế bào sụn sẽ phát triển qua nhiều lần, sau đó tái tạo thành xương, giúp trẻ tăng chiều cao. 5 năm đầu đời là giai đoạn vàng để sụn xương tiếp nhận đầy đủ dưỡng chất cần thiết và tạo tiền đề để phát triển trong những năm tiếp theo. Nếu bỏ lỡ giai đoạn đầu đời này, nền tảng về dinh dưỡng thiếu sẽ ảnh hưởng đến việc tối ưu hóa tiềm năng phát triển chiều cao của trẻ.
* Như vậy khi nào thì xương phát triển chậm lại và tại sao, thưa tiến sĩ?
- PGS-TS-BS Ola Nilsson: Giai đoạn 0-2 tuổi là giai đoạn trẻ có tốc độ tăng trưởng chiều cao mạnh mẽ nhất (0,2 - 0,3 mm/ngày). Về trung bình, trẻ sẽ tăng 25cm chiều cao trong năm đầu tiên, 10-12cm trong năm thứ 2. Đến 5 tuổi, trẻ sẽ đạt chiều cao gấp đôi lúc mới sinh.
Tôi cũng muốn chia sẻ thêm cùng các bà mẹ rằng: Khi đến tuổi trưởng thành, cùng với các cơ quan khác trong cơ thể, sụn tiếp hợp cũng phải trải qua các thay đổi do quá trình lão hóa chức năng. Tốc độ tăng trưởng xương theo chiều dọc giảm do tốc độ tăng sinh của tế bào sụn chậm lại. Chính sự suy giảm này khiến tốc độ tăng trưởng chiều cao của con người chậm lại.
Nhìn vào biểu đồ tăng trưởng, có thể thấy được tốc độ tăng trưởng thay đổi chậm dần theo thời gian và gần như ngừng lại ở giai đoạn 20 tuổi. Đó là lý do vì sao cần can thiệp dinh dưỡng sớm từ những năm đầu đời. Đây là giai đoạn vàng, nếu bỏ lỡ thì về sau không còn cách gì khôi phục lại.
Kate A.Ward (trái) và Ola Nilsson (phải)
Kate A.Ward (trái) và Ola Nilsson (phải)
* Các bà mẹ thường băn khoăn các yếu tố nào sẽ giúp quyết định sự phát triển xương của trẻ? Xin tiến sĩ tư vấn về điều này, để mẹ có thể giúp trẻ phát triển xương và chiều cao tối ưu.
- PGS-TS Kate A.Ward: Tôi mong muốn các bà mẹ lưu ý đầu tiên đến vấn đề dinh dưỡng. Dinh dưỡng đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Trong 5 năm đầu đời, gen chỉ ảnh hưởng 20% đến sự phát triển của trẻ, 80% còn lại là do dinh dưỡng và lối sống quyết định. Đặc biệt, trong giai đoạn này, dinh dưỡng chính là nguồn chủ yếu giúp tối ưu hóa tiềm năng phát triển của trẻ về chiều cao, cân nặng và sức đề kháng.
* Mẹ nên xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ như thế nào, để giúp phát triển xương giai đoạn đầu đời, thưa tiến sĩ?
- PGS-TS Kate A.Ward: Thành phần của xương bao gồm các hợp chất hữu cơ (chủ yếu là collagen), canxi, kali, natri, magiê, cacbonat, phốt phát. Để xương phát triển, cần có canxi và phốt phát giúp duy trì sự ổn định các điều kiện lý hóa của môi trường trong cơ thể, các vitamin D, C, K giúp quá trình chuyển hóa xương, các khoáng chất tạo xương như canxi, phốt pho, magiê, kẽm và các ion khác như đồng, mangan, carbonate citrate)…
Trong đó, canxi là một trong những vi chất quan trọng mẹ cần chú ý bổ sung đầy đủ. Lượng canxi bổ sung đầy đủ khi còn bé và trong thời niên thiếu rất quan trọng đối với sức khỏe của xương. Các nguồn canxi được đề xuất trong chế độ ăn uống ở trẻ em trong 5 năm đầu đời là: sữa nguyên chất và sữa tách kem, xương cá, phô mai và sữa chua, thực phẩm tăng cường, nước giàu canxi và các chất bổ sung, đậu, hạt, và hạt, rau lá, trái cây khô, nước trái cây.
* Xin cảm ơn các chuyên gia!
Kết quả nghiên cứu lâm sàng được thực hiện bởi Đại học Y Thái Bình phối hợp cùng Abbott đã chứng minh hiệu quả của việc bổ sung dinh dưỡng cân đối và đầy đủ với tình trạng thấp còi của trẻ từ 24 đến 48 tháng tuổi tại tỉnh Thái Bình trong 6 tháng, giúp cải thiện mức tăng cân và chiều cao trung bình cho các trẻ được nghiên cứu. Theo đó, kết quả các nghiên cứu cho thấy tình trạng dinh dưỡng của trẻ được cải thiện rõ rệt khi bổ sung dinh dưỡng đường uống: trẻ ăn ngon miệng hơn chỉ sau 4 tuần, trẻ tăng cân khỏe mạnh sau 8 tuần và chiều cao tăng nhanh sau 12 tuần; tăng cường sức đề kháng, giảm số ngày bệnh sau 16 tuần; sau 48 tuần, trẻ duy trì tăng trưởng bình thường sau khi đã bắt kịp đà tăng trưởng. Dinh dưỡng bổ sung sử dụng trong các nghiên cứu là PediaSure, một sản phẩm do Abbott Nutrition nghiên cứu và sản xuất, chứa 37 dưỡng chất thiết yếu và nguồn đạm chất lượng cao, được chứng minh lâm sàng giúp tăng trưởng chiều cao, cân nặng rõ rệt và tăng cường sức đề kháng. Đây cũng chính là một cách để mẹ chắc chắn bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho con, giúp trẻ phát triển tối ưu giai đoạn đầu đời.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.