Chớ loại bỏ hoàn toàn chất béo khỏi cơ thể!

Ngọc Lam
Ngọc Lam
06/06/2018 08:11 GMT+7

Từ những năm 80 và 90 của thế kỷ trước, chất béo đã trở thành từ đáng sợ với rất nhiều người, vì các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng kêu gọi loại bỏ chúng khỏi chế độ ăn uống.

Và kết quả là, chúng ta chuyển sang mọi thứ ít chất béo. Nhưng sự thay đổi thực sự này có làm cho chúng ta khỏe mạnh hơn? Câu trả lời là không, bởi chất béo có chất béo tốt và chất béo xấu, và vô tình chúng ta đã loại chất béo tốt khỏi chế độ ăn uống và làm ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, theo boldsky.
Một nghiên cứu sâu vào các nghiên cứu đã chứng minh rằng sự gia tăng béo phì và bệnh tim có nguồn gốc từ chế độ ăn uống nghèo nàn cùng với lối sống ít vận động, và không có chất béo trong thức ăn hằng ngày. Chất béo rất cần thiết cho hoạt động của các cơ quan như xây dựng màng tế bào, đông máu, cử động cơ và viêm. Đối với người cử tạ, một chế độ ăn có chất béo lành mạnh cũng giúp hướng tới việc xây dựng cơ bắp theo nhiều cách.
Về mặt hóa học, tất cả các chất béo có cấu trúc hóa học tương tự nhau ở mức cơ bản. Sự khác biệt ở chỗ là sự ngăn cách chúng với nhau về chiều dài và hình dạng của chuỗi cacbon và số nguyên tử hydro kết nối với các nguyên tử cacbon. Những khác biệt nhỏ trong cấu trúc là những khác biệt quan trọng trong chức năng.
Nói chung, chất béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa được gọi là "chất béo lành mạnh". Tuy nhiên, phần lớn trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta thường tiêu thụ "chất béo không lành mạnh" có dạng a xít béo chuyển hóa trong thực phẩm chế biến và chất béo hydro hóa từ các loại dầu ăn khác nhau, theo boldsky.
Theo khoa học, con người cần phải cân bằng mức tiêu thụ mono, poly và chất béo bão hòa để có một sức khỏe tối ưu.
Vậy chính xác những lợi ích của chất béo là gì? Sự hiểu biết thấu đáo về cách chất béo ảnh hưởng đến cơ thể sẽ cung cấp cho bạn một cái nhìn rõ ràng hơn về cách bạn có thể tích hợp liền mạch nó vào chế độ ăn uống.
Chất béo giúp giảm rủi ro bệnh tật
Cả chất béo đơn và không bão hòa đa (các loại hạt, bơ, cá nước lạnh...) và các chất béo không bão hòa (các loại dầu được làm từ ô liu, ngô, hoa hướng dương và rau) đều có lợi cho tim. Chất béo không bão hòa đơn làm giảm mức LDL, làm giảm nguy cơ đột quỵ và bệnh tim. Các a xít béo Omega-3, ngoài việc ngăn ngừa bệnh tim, cũng giúp máu đông và tạo màng tế bào ở não, theo một nghiên cứu của Trường Y tế Công cộng Harvard, theo boldsky.
Chất béo giúp ngủ sâu hơn và ngon hơn
Khoa học chứng minh rằng giấc ngủ ngon là chìa khóa cho sức khỏe tối ưu. Thiếu ngủ cũng có thể dẫn đến tăng béo phì. Mức độ DHA trong cơ thể tỷ lệ thuận với lượng a xít béo, và kết hợp với nhau sản xuất một loại hoóc môn melatonin. Melatonin giúp ngủ ngon.
Ngoài ra, khi tăng tiêu thụ chất béo, các nghiên cứu cho thấy có một sự nâng cao về chất lượng giấc ngủ. Thêm giấc ngủ có nghĩa là chất lượng cuộc sống tốt hơn và tăng trưởng cơ bắp tốt hơn.
Chất béo giúp da khỏe mạnh
Các a xít béo như EPA và DHA đóng vai trò then chốt trong việc duy trì sức khỏe da tuyệt vời. DHA giúp thành phần cấu trúc của da và chịu trách nhiệm cho màng tế bào khỏe mạnh. A xít béo cũng có thể có lợi cho làn da bằng cách quản lý sản xuất dầu ở da, hydrat hóa, ngăn ngừa lão hóa sớm, và ngăn ngừa da khỏi bị hư hại do ánh nắng mặt trời, theo boldsky.
Sức khỏe khớp xương và khớp tốt hơn
Nếu bạn đang nâng tạ nặng, bạn sẽ khó tránh thoát khỏi nguy cơ bị thương xương và gân. Vì vậy, rất quan trọng để có sức khỏe xương tốt. Và tăng a xít béo trong cơ thể có thể làm điều kỳ diệu cho sức mạnh xương bằng cách tăng lượng canxi trên xương. Điều này cũng có thể giúp giảm đau khớp và tăng cường độ bám.
Testosterone cao hơn
Tăng trưởng cơ bắp phần lớn phụ thuộc vào mức testosterone. Trong một nghiên cứu nhằm xác định ảnh hưởng của chế độ ăn nhiều chất béo lên mức testosterone, các đối tượng thực hiện việc tập tạ nặng và bổ sung chất béo trong khẩu phần ăn cho thấy sự gia tăng đáng kể của testosterone, theo boldsky.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.