Không xem thường các viêm, đau khớp nhẹ

15/04/2015 08:00 GMT+7

Mỗi ngày, các bệnh viện có chuyên khoa khớp như Chợ Rẫy, Chấn thương chỉnh hình, ĐH Y Dược… tiếp nhận vài trăm lượt khám, trong đó hơn 50% trường hợp khớp đã biến chứng, thậm chí không còn khả năng điều trị được.

Mỗi ngày, các bệnh viện có chuyên khoa khớp như Chợ Rẫy, Chấn thương chỉnh hình, ĐH Y Dược… tiếp nhận vài trăm lượt khám, trong đó hơn 50% trường hợp khớp đã biến chứng, thậm chí không còn khả năng điều trị được.

Cảnh báo hủy hoại sụn khớp từ cơn đau cấp tính

Bà Hiền Lê (56 tuổi, Đà Nẵng) phải nhập viện sau khi không thể cầm cự với những cơn đau nơi đầu gối. Khoảng 3 năm trước, bà có cảm giác đau mỗi lần co duỗi chân nhưng không đi khám. Càng ngày cơn đau càng gia tăng, lúc bà ngồi xuống hay đứng dậy đều hết sức khó khăn, gần đây thời tiết khó chịu khiến tình trạng thêm tồi tệ. Bác sĩ cho biết, tổn thương kéo dài khiến lớp sụn khớp gối của bà hư hại nặng buộc phải thay khớp nhân tạo.

Theo BS CKII Nguyễn Thái Thành, Trưởng khoa Khớp - Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM, có tới 90% bệnh nhân không quan tâm đến các cơn đau khớp nhẹ. Đây là tình trạng đáng báo động, gây hậu quả nghiêm trọng cho chính người bệnh và tạo áp lực lớn với ngành xương - khớp hiện nay.

Tàn phế vì điều trị muộn hoặc điều trị sai

Ước chừng, VN có hơn 4 triệu người đang sống chung với thoái hóa khớp và còn gia tăng trong thời gian tới. BS Thành cho biết: “Chấn thương xảy ra ở sụn khớp vô cùng phức tạp, có khi chỉ chấn thương nhẹ như rách sụn nêm gối, nếu không xử trí sớm sẽ rách nhiều hơn gây viêm và tiềm ẩn nguy cơ tàn phế”.

Theo BS Thành, khởi phát sụn khớp chưa tổn thương nhiều, cơn đau xuất hiện thoáng qua nên dễ nhầm lẫn với đau nhức do sinh hoạt, lao động. Theo thời gian, lớp sụn bao bọc đầu xương bị bào mòn, cùng cơ chế bảo vệ của hệ miễn dịch (khi dọn dẹp các mảnh sụn viêm, cơ thể lại dọn dẹp luôn cả sụn lành) càng thúc đẩy quá trình phá hủy sụn diễn ra nhanh hơn. Sụn mòn tróc nhiều, không che phủ đầu xương khiến xương chà xát vào nhau gây đau đớn, làm giảm biên độ hoạt động của khớp, thậm chí tàn phế vĩnh viễn.

Bên cạnh tâm lý chủ quan là tình trạng tùy tiện dùng những sản phẩm giảm đau tức thời không có nghiên cứu lâm sàng rõ ràng về độ an toàn và hiệu quả hoặc những bài thuốc truyền miệng cũng gây khó khăn cho bác sĩ điều trị. Theo TS-BS Tăng Hà Nam Anh, Trưởng khoa Ngoại Chấn thương chỉnh hình - Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, không nuôi dưỡng sụn khớp từ gốc mà chỉ dùng thuốc giảm đau đơn thuần khiến triệu chứng bệnh lu mờ và đẩy nhanh tiến trình thoái hóa, hậu quả là phải phẫu thuật hay điều trị nội khoa tốn kém mà đôi khi hiệu quả không như mong muốn.
Bảo vệ sụn khớp từ sớm và trúng đích

Để bảo tồn tối đa sụn khớp, BS Thành khuyên cần có chế độ dinh dưỡng cân đối bằng thực phẩm có lợi, kết hợp vận động vừa sức và điều độ, tránh những tư thế gây hại cho xương khớp. Còn theo BS Nam Anh, xu hướng hiện nay là ứng dụng thành tựu y học hiện đại để chăm sóc sụn khớp từ sớm.

Gần đây, các nhà khoa học của Viện InterHealth (Mỹ) đã phát minh ra dưỡng chất sinh học Collagen type 2 không biến tính có khả năng điều chỉnh hệ miễn dịch ngưng phá hủy sụn khớp, đồng thời nuôi dưỡng mô sụn, giúp kháng viêm và giảm đau một cách tự nhiên, cải thiện biên độ hoạt động và sức bền của khớp. Qua nhiều kiểm nghiệm lâm sàng với các tiêu chí khoa học khắt khe, Collagen type 2 không biến tính đã được chứng minh công dụng trúng đích, hiệu quả và an toàn khi sử dụng, từ đó ngăn ngừa và đẩy lùi thoái hóa khớp, các bệnh viêm khớp từ gốc cho người bệnh cũng như người khỏe mạnh.

“Các cơn đau khớp nhẹ có thể là triệu chứng cảnh báo bệnh lý thoái hóa sụn khớp xảy ra sau này, người bệnh tuyệt đối không được coi thường”.  (BS CKII, Nguyễn Thái Thành)
“Quan tâm và bổ sung dưỡng chất chăm sóc trúng đích đến sụn khớp sẽ sớm phòng tránh nguy cơ tàn phế trong tương lai, nhằm duy trì và nâng cao chất lượng cuộc sống”. (TS-BS Tăng Hà Nam Anh)

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.