Nguy cơ gia tăng bệnh cúm trong mùa đông xuân

30/09/2005 22:46 GMT+7

Do cơ chế lây nhiễm trực tiếp qua tiếp xúc và khả năng biến chủng nhanh, vi-rút cúm thường gây ra những vụ dịch trong cộng đồng. "Mùa cúm" thường xảy ra vào dịp đông xuân - thời điểm thuận lợi cho việc lưu hành bệnh. Chung quanh vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Y tế Trịnh Quân Huấn cho biết:

- Hằng năm, số bệnh nhân mắc cúm thông thường ước khoảng 500.000 -700.000 trường hợp. Bệnh cúm rất dễ lây lan qua tiếp xúc trực tiếp, đặc biệt trong các môi trường kín, tập trung đông người như xe buýt, siêu thị.

* Thưa ông, với bệnh này, điều gì khiến các cơ quan chuyên môn lo ngại nhiều nhất?

- Bệnh cúm nguy hiểm bởi tính lây lan nhanh có thể gây thành dịch. Nó dễ lây lan bởi lây qua đường hô hấp và khả năng tồn tại của vi-rút này rất lâu trong không khí, đặc biệt khi thời tiết lạnh. Cúm có thể gây nên các biến chứng đường hô hấp cấp tính, tổn thương hệ thống hô hấp. Trường hợp độc lực mạnh, nó có thể gây tổn thương phủ tạng, gan, thận và đặc biệt là những tổn thương nặng ở phổi. Bản thân vi-rút cúm có thể thay đổi rất nhanh sau mỗi vụ dịch. Vì vậy, trước mỗi vụ dịch hằng năm, Tổ chức Y tế Thế giới đều có  khuyến cáo về các chủng vi-rút cúm lưu hành  để các nhà sản xuất đưa ra các vắc-xin phòng bệnh hiệu quả. Việc tiêm vắc-xin phòng bệnh cũng phải được thực hiện hằng năm.

TS Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư:

Việc tiêm vắc-xin hiện có tại Việt Nam chỉ có tác dụng phòng cúm với các chủng được khuyến cáo trong mùa dịch 2005-2006. Tuy nhiên, tiêm cúm thông thường cũng là một biện pháp góp phần phòng chống cúm H5N1 ở người, nhất là trẻ em, người già. Thông thường, nếu một người đã phòng bệnh cúm thông thường, nếu mắc thêm cúm H5N1 sẽ không quá lo ngại bởi có thể điều trị khỏi nếu phát hiện sớm. Nhưng nếu một trường hợp bị cúm người lại nhiễm thêm cúm gia cầm, khả năng hai vi-rút này tái tổ hợp thành một chủng vi-rút mới có độc lực mạnh hơn lây lan, khiến cho khả năng lây lan từ người sang người sẽ rất cao.

Thúy Anh (ghi)

* Hiện tại,  những chủng vi-rút cúm  nào được khuyến cáo sẽ gây dịch và chúng ta có vắc - xin phòng ?

- Về bệnh cúm nói chung, có 3 type virut: A, B, C. Trong đó, type A với các chủng H1N1, H2N2, H3N2 có liên quan đến các vụ dịch lan rộng, thậm chí đại dịch và độc tính mạnh hơn. Vi-rút cúm A từng gây đại dịch năm 1957, 1968 và những năm gần đây là vi-rút cúm A H5N1. Vi-rút cúm B và C gây nên những vụ dịch khu vực và các vụ dịch nhỏ địa phương. Trong mùa cúm đông xuân 2005-2006, chủng vi-rút được Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo là vi-rút cúm  H1N1, H3N2 và vi-rút cúm B. Trong số này, có vi-rút đã gây đại dịch nhưng nhờ có vắc-xin nên việc phòng bệnh đã hiệu quả. Hằng năm, Bộ Y tế vẫn cho phép nhập khẩu vắc-xin phòng cúm, phục vụ cho nhu cầu tiêm của người dân. Tại nhiều nước, việc tiêm cúm thường được người dân tiêm hằng năm, đặc biệt với những người lớn tuổi đề phòng các biến chứng về phổi. Tuy nhiên, việc tiêm phòng  phải được thực hiện tại các cơ sở y tế được phép.

* Nhận định của Thứ trưởng như thế nào về cúm A H5N1 trong những tháng cuối năm và vắc-xin phòng bệnh ?

- Hiện nay chúng ta còn khó khăn do chưa thể có vắc-xin phòng bệnh cúm A H5N1 trên người. Mặc dù đã hai tháng không ghi nhận ca mắc mới  nhưng không thể chủ quan, bởi thực tế cho thấy, dịch thường bùng phát trở lại vào dịp đông - xuân. Tuy nhiên, việc tiêm phòng trên gà sẽ giúp  khống chế sự trở lại và lây lan của dịch bệnh này. Hiện tại, chúng tôi đang rất quan tâm đến việc phòng lây nhiễm đối với người tiếp xúc với gia cầm trong quá trình tham gia tiêm phòng vắc-xin gia cầm. 

Liên Châu (thực hiện)

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.