Những thông tin chưa đúng về ung thư tuyến tiền liệt

22/07/2016 10:45 GMT+7

Ung thư tuyến tiền liệt là một dạng của ung thư phát triển trong tuyến tiền liệt, một tuyến trong hê sinh dục nam. Hiện nay, nhiều người vẫn chữa biết rõ về căn bệnh này.

Dưới đây là một số suy nghĩ sai lệch về căn bệnh này.
Phẫu thuật ung thư tuyến tiền liệt “kết liễu” đời sống tình dục
Nam giới thường lo lắng đời sống tình dục sẽ kết thúc sau khi phẫu thuật ung thư tuyến tiền liệt. Tuy nhiên, theo các bác sĩ đa số các trường hợp vẫn có thể tiếp tục hoạt động tình dục một cách bình thường sau khi phẫu thuật nếu được tư vấn tốt về kiến thức tình dục và hỗ trợ của một số loại thuốc. Ngoài ra khi phẫu thuật, các bác sĩ cũng “tha” cho các dây thần kinh giúp kích hoạt sự cương cứng. Điều đó có nghĩa là nam giới vẫn có thể cương cứng khi quan hệ, nhưng phải cần một thời gian. Thông thường thời gian phục hồi mất 4-24 tháng hoặc có thể lâu hơn, và nam giới trẻ tuổi thường lành sớm hơn.
Trong khi đó, nước tiểu rò rỉ có thể xảy ra sau phẫu thuật nhưng chỉ là tình trạng tạm thời. Trong vòng 1 năm, khoảng 95% nam giới sẽ kiểm soát được hoạt động của bàng quang như trước khi phẫu thuật điều trị ung thư tuyến tiền liệt.
Chỉ có đàn ông lớn tuổi mới bị ung thư tuyến tiền liệt.
Theo Webmd, thực tế ung thư tuyến tiền liệt rất hiếm gặp ở nam giới dưới 40 tuổi. Tuy nhiên tuổi tác không phải là yếu tố duy nhất ảnh hưởng tới ung thư tuyến tiền liệt, bởi ngoài tuổi tác còn có yếu tố tiền sử gia đình (nếu trong gia đình có người thân - bố, anh em trai - bị ung thư tuyến tiền liệt thì nguy cơ mắc bệnh cao gấp đôi so với người bình thường).
Không phải mọi trường hợp ung thư tuyến tiền liệt là cần điều trị ngay 
Trong thực tế, bạn và bác sĩ có thể quyết định không điều trị ung thư tuyến tiền liệt nếu rơi vào một trong các trường hợp sau: ung thư mới trong giai đoạn đầu và đang phát triển rất chậm; quá lớn tuổi hoặc bị các bệnh khác, bởi điều trị ung thư tuyến tiền liệt không giúp kéo dài cuộc sống mà còn gây trở ngại cho việc chăm sóc các vấn đề sức khỏe khác.
Nồng độ PSA cao có nghĩa bị ung thư tuyến tiền liệt
Nếu dựa vào chỉ số nồng độ PSA để khẳng định bị ung thư tiền liệt tuyến thì có thể dẫn đến sai sót. Thực tế, nồng độ PSA tăng cao có thể do phì đại tuyến tiền liệt hoặc viêm tuyến tiền liệt. Nồng độ PSA giúp các bác sĩ quyết định liệu có thực hiện thêm các xét nghiệm chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt hay không. Ngoài ra các bác sĩ cũng sẽ theo dõi nồng độ PSA trong một khoảng thời gian, nếu nồng độ tăng đó có thể là dấu hiệu của một vấn đề bất thường, nếu nồng độ này giảm sau điều trị ung thư đó là dấu hiệu tốt.
Bị ung thư tuyến tiền liệt sẽ chết
Nhiều người khi được chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt liền trở nên lo sợ hoảng hốt. Nhưng thực tế ung thư tuyến tiền liệt phát triển rất chậm và bệnh thường gặp ở nam giới lớn tuổi, do đó không ít bệnh nhân chết vì các nguyên nhân khác, không liên quan đến ung thư tuyến tiền liệt như bệnh tim mạch, viêm phổi hay chết già. Theo các chuyên gia, khoảng 2/3 các trường hợp ung thư tuyến tiền liệt phát triển chậm, 1/3 còn lại phát triển nhanh chóng và di căn.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.