Quan niệm sai lầm về bàng quang hoạt động quá mức

11/04/2016 11:41 GMT+7

Theo Healthgrades , có rất nhiều quan niệm sai lầm về tình trạng bàng quang hoạt động quá mức, đó là gì?

Theo Healthgrades, có rất nhiều quan niệm sai lầm về tình trạng bàng quang hoạt động quá mức, đó là gì?

Chỉ đi tiểu khi mắc sẽ khiến tần số ghé thăm nhà vệ sinh thường xuyên hơn - Ảnh minh họa: ShutterstockChỉ đi tiểu khi mắc sẽ khiến tần số ghé thăm nhà vệ sinh thường xuyên hơn - Ảnh minh họa: Shutterstock
Bàng quang hoạt động quá mức gây rò rỉ nước tiểu khi cười
Sự thật: bàng quang hoạt động quá mức liên quan đến tình trạng tiểu đột ngột hoặc có một sự thôi thúc mạnh mẽ để đi tiểu. Người bệnh thường đi tiểu nhiều lần trong một ngày, và một đêm có thể thức dậy đi tiểu 3-4 lần. Rò rỉ nước tiểu khi cười, ho, hoặc tập thể dục là một điều kiện khác được gọi là căng thẳng không kiểm soát.
Đi tiểu thường xuyên trong ngày chỉ có ở người già
Sự thật: Liên tục ghé thăm nhà vệ sinh là điều không bình thường đối với mọi lứa tuổi. Mặc dù bàng quang hoạt động quá mức thường có tính chất phổ biến ở người lớn tuổi nhưng nó cũng không giới hạn ở người trung niên, thanh niên thậm chí cả ở trẻ em, theo Healthgrades.
Bàng quang hoạt động quá mức là mối quan tâm chỉ có ở phụ nữ
Sự thật: Phụ nữ có nhiều khả năng bị chứng bàng quang hoạt động quá mức hơn nam giới. Nhưng điều này thật ra không “phân biệt đối xử” theo giới tính. Trong thực tế, bắt đầu từ 60 tuổi trở đi, nhiều đàn ông cho biết họ bị các triệu chứng của bàng quang hoạt động quá mức nhiều hơn so với phụ nữ.
Hội chứng bàng quang tăng hoạt động do bàng quang nhỏ
Sự thật: Tình trạng đột ngột thôi thúc để đi tiểu thường do bàng quang co thắt không tự nguyện. Ở nam giới, phì đại tuyến tiền liệt có thể góp phần khiến bàng quang hoạt động quá mức. Ở những người bị rối loạn thần kinh, chẳng hạn như bệnh đa xơ cứng cũng có thể dẫn đến chứng bàng quang tăng hoạt động.
Để kiểm soát bàng quang hoạt động quá mức, uống 4 ly nước một ngày
Sự thật: Cắt giảm mạnh lượng nước đưa vào cơ thể để giảm thiểu tình trạng bàng quang hoạt động quá mức không phải là ý tưởng hay. Mặc dù uống ít nước phần nào hạn chế được việc đi tiểu, nhưng sẽ dẫn đến hệ lụy nước tiểu vàng, có mùi và thậm chí còn gây kích thích bàng quang, khiến việc đi tiểu càng diễn ra nhiều hơn.
Chỉ đi tiểu khi thật sự buồn tiểu có thể khiến tần suất vào nhà vệ sinh thường xuyên hơn - Ảnh: Shutterstock
Chỉ đi tiểu khi thật sự buồn tiểu
Một số người bị tình trạng bàng quang hoạt động quá mức có thói quen chỉ đi vệ sinh trong trường hợp thật cần thiết. Thật ra, thói quen này chỉ khiến tần số ghé thăm nhà vệ sinh trở nên thường xuyên hơn.
Ngại đi khám
Việc điều trị chứng bàng quang tăng hoạt động ngày nay không quá khó khăn, nhưng nhiều người vẫn cảm thấy mắc cỡ khi đối diện vấn đề này. Các phương pháp tiếp cận có thể giúp làm giảm các triệu chứng bàng quang hoạt động quá mức, chẳng hạn như: thay đổi hành vi, ăn kiêng, thực hiện các bài tập cơ vùng chậu và bàng quang rất hữu ích đối với bệnh này.
Thuốc điều trị bàng quang hoạt động quá mức không gây tác dụng phụ
Một số loại thuốc dùng để điều trị bàng quang hoạt động quá mức có thể gây khó chịu như khô miệng, táo bón, hoặc tầm nhìn mờ.
Phương pháp điều trị hành vi và y học lúc nào cũng có hiệu quả
Sự thật: Đa số những người mắc chứng bàng quang hoạt động quá mức thường được giúp đỡ điều trị bằng phương pháp hành vi và y học. Nhưng đối với một số người phương pháp này không mang lại hiệu quả. Và lúc đó, họ phải chọn các phương pháp khác như kích thích các dây thần kinh kiểm soát bàng quang hoặc tiêm Botox vào bàng quang để thư giãn.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.