Thành tựu mới cho bệnh thoái hóa khớp

22/04/2016 07:03 GMT+7

Sau tuổi trưởng thành, các khớp xương dễ bị thương tổn và thoái hóa, đặc biệt là các khớp lớn như khớp gối, vai, háng…

Sau tuổi trưởng thành, các khớp xương dễ bị thương tổn và thoái hóa, đặc biệt là các khớp lớn như khớp gối, vai, háng…

Thành tựu mới cho bệnh thoái hóa khớp
PGS-TS-BS Lê Anh Thư (Phó chủ tịch Hội Thấp khớp học VN)       
Y học hiện đại đã xác định sự hư tổn sụn và xương dưới sụn là mấu chốt quan trọng trong tiến trình thoái hóa xương khớp. Gần đây, nhờ tiến bộ của ngành sinh học phân tử, các nhà khoa học Mỹ đã phát minh dưỡng chất PEPTAN được chứng minh giúp ngăn ngừa và làm chậm tiến trình thoái hóa khớp hiệu quả.
Vị trí tổn thương đặc trưng trong thoái hóa khớp
Quá trình lao động, sinh hoạt cùng với các bệnh lý mắc phải ở hệ xương khớp và các thói quen không tốt khiến nhiều khớp trên cơ thể bị thoái hóa nhanh hơn, gây đau đớn kéo dài, thậm chí tàn phế sớm.
Khi khớp thoái hóa, sụn khớp bị bào mòn, lâu ngày trơ ra đầu xương dưới sụn. Đồng thời, vùng xương dưới sụn - phần nằm ngay bên dưới sụn khớp, cũng bị biến đổi cấu trúc và hình dạng, hình thành nhiều vùng xương đặc - rỗng xen kẽ, thậm chí tạo ra những gai xương. Lúc này, sụn hư hại không bảo vệ được các đầu xương, xương dưới sụn bị chà xát, mọc gai, ảnh hưởng tới việc hỗ trợ chịu lực và cung cấp dinh dưỡng cho sụn. Sự tổn thương cùng lúc tác động tiêu cực lên nhau giữa sụn và xương dưới sụn đẩy tiến trình thoái hóa khớp diễn ra nhanh và nặng nề hơn, làm xuất hiện các triệu chứng như đau, sưng, gây khó khăn vận động, teo cơ, thậm chí tàn phế.
Các khớp lớn thường dễ bị thoái hóa
Sau tuổi trưởng thành, các khớp xương dễ bị thương tổn và thoái hóa, đặc biệt là các khớp lớn như khớp gối, vai, háng…
Nếu khớp gối nâng đỡ toàn bộ trọng lượng cơ thể, đảm bảo tính linh hoạt và vững chắc cần thiết khi di chuyển thì khớp háng là nơi chịu lực tác động rất lớn trong các hoạt động liên quan đến chi dưới. Riêng khớp vai là khớp có biên độ sử dụng rộng nhất và tần suất sử dụng rất nhiều trong những sinh hoạt thường ngày. Chính vì thế, các khớp lớn này thường phải đối mặt với nguy cơ sụn và xương dưới sụn tổn thương nhanh hơn, thoái hóa sớm hơn so với các khớp khác trong cơ thể.
Bên cạnh đó, nhiều thói quen xấu như ngồi xổm, mang vác nặng, ngồi sai tư thế, ít vận động hoặc vận động quá sức, thừa cân, béo phì… đều làm gia tăng áp lực tại các khớp, ảnh hưởng tiêu cực đến cấu trúc khớp. Thống kê cho thấy, các khớp lớn hư hại sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống, 60% hạn chế đi lại, vận động, 46% giảm chức năng tình dục, mất khả năng lao động…
Thành tựu mới cho bệnh thoái hóa khớp 2Dưỡng chất sinh học PEPTAN (có trong JEX Max) tác động đặc hiệu lên sụn và xương dưới sụn, giúp phòng ngừa và làm chậm tiến trình thoái hóa xương khớp - Ảnh: T.K.Khánh
Chăm sóc tối ưu cho xương khớp bằng dưỡng chất sinh học
Cũng như các loại máy móc, các khớp, đặc biệt khớp lớn chịu lực của cơ thể cần được sử dụng một cách hợp lý và cần được “bảo dưỡng” bằng cách bổ sung các dưỡng chất cho sụn khớp và xương dưới sụn.
Tiếp nối thành công của Collagen týp 2 không biến tính, gần đây các nhà khoa học Mỹ đã cho ra đời dưỡng chất sinh học PEPTAN, được chứng minh hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh xương khớp.
Nhờ đặc tính sinh học cao, 90% thành phần PEPTAN được hấp thụ trong vòng 12 giờ sau khi sử dụng và kích thích tế bào sụn sản xuất các chất căn bản như làm tăng gấp 3,2 lần lượng Collagen; 3,6 lần lượng Aggrecan. Với phần xương dưới sụn, PEPTAN kích thích các tế bào tăng sản sinh xương cạnh tranh với các tế bào hủy cốt bào, làm gia tăng hình thành xương và phục hồi mật độ khoáng chất, tăng sức bền của xương.
Bằng cơ chế tác động trực tiếp đến các tế bào sụn và cả phần xương dưới sụn, PEPTAN đã được chứng minh giúp giảm đau một cách an toàn, cải thiện vận động, hỗ trợ điều trị tổn thương ở các khớp trong cơ thể, từ đó làm chậm quá trình thoái hóa, đảm bảo sự khỏe mạnh cho xương khớp.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.