Thoái hóa van tim

Bệnh van tim hay gặp ở người cao tuổi do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, phổ biến nhất là thoái hóa van tim.

Bệnh van tim hay gặp ở người cao tuổi do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, phổ biến nhất là thoái hóa van tim.

Một số bệnh van tim có thể là nguyên nhân của các triệu chứng về tim mạch mà ít ai biết. Để giúp bạn hiểu hơn về bệnh thoái hóa van tim, Ths. BS Phạm Thế Việt, công tác tại bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn đã chia sẻ những thông tin hữu ích.
Các dạng thoái hóa van tim
Hẹp van động mạch chủ: Triệu chứng của hẹp van động mạch chủ bạn có thể nhìn thấy là cơ thể suy nhược, những cơn đau thắt ở ngực, hay ngất lịm. Người bệnh cũng có thể bị suy tim xung huyết.
Nguyên nhân của chứng hẹp động mạch chủ là do dị dạng bẩm sinh có nhiễm canxi hóa ở vòng gan.
Chẩn đoán và điều trị: Tất cả các bệnh nhân cao tuổi nên chụp động mạch vành để phát hiện xem có bệnh mạch vành phối hợp hay không. Nếu có bệnh động mạch vành phối hợp, cần thực hiện phẫu thuật bắc cầu nối chủ vành, cùng với việc thay van.
Sa van hai lá
Triệu chứng: Sa van hai lá thường phát hiện được ở tuổi từ 50 trở đi, nhất là ở phụ nữ. Bệnh nhân có thể sẽ thấy khó thở khi ráng sức, trống ngực, ngất lịm, đau vùng trước tim. Bệnh có thể gây một số biến chứng như cơn nhịp nhanh thất, thiếu máu cục bộ nhất thời ở não.
Điều trị : Bệnh nhân sẽ được thay van nếu hở van hai lá nặng.
Hẹp dưới van động mạch chủ phì đại nguyên phát
Triệu chứng: Còn gọi là bệnh cơ tim bít phì đại (CTBPĐ) hoặc hẹp cơ dưới van động mạch chủ. Biểu hiện lâm sàng thường gặp là khó thở khi ráng sức, suy nhược cơ thể, có những cơn đau thắt ngực, choáng váng, ngất. Trong 30% trường hợp có tăng huyết áp kèm theo.
Bệnh CTBPĐ ở người cao tuổi hay gặp ở nữ hơn ở nam. 80% bệnh nhân trên 60 tuổi bị bệnh này là nữ, tỷ lệ tử vong ở nữ vẫn ít hơn. Ở nam, bệnh động mạch vành hay phối hợp với bệnh này hơn ở nữ.
Chẩn đoán và điều trị : Thường phát hiện bệnh nhờ vào kỹ thuật siêu âm tim. Khi khám, bác sĩ sẽ phát hiện được một tiếng thổi tâm thu. Vì vậy thường nhầm với một bệnh mạch vành hay hẹp van động mạch chủ. Các chất chẹn bêta thường được dùng trong bệnh CTBPĐ, nếu đáp ứng thuốc không tốt, có thể dùng veparamil. Bệnh nhân CTBPĐ có thể được điều trị bằng phẫu thuật cắt một phần cơ tim và cũng đem lại kết quả như đối với bệnh nhân trẻ.
Canxi hóa vòng van hai lá
Canxi hóa vòng van hai lá thường gặp ở người cao tuổi. Tỷ lệ van bị canxi hóa là 8,5% (11,5 ở nữ và 4,6% ở nam). Tỷ lệ này tăng nhanh theo tuổi, từ 1,4% ở người 70 tuổi, lên đến 17% ở người trên 90 tuổi thuộc nam giới và tỷ lệ tương ứng là 3,2% và 43,5% thuộc nữ giới.
Những biến chứng hay gặp trên những bệnh nhân có canxi hóa vòng van hai lá là Bloc nhĩ thất các loại do canxi hóa tổ chức dẫn truyền trong tim, tắc mạch não và viêm nội tâm mạc.
Chẩn đoán và điều trị : Việc phát hiện ảnh hưởng canxi hóa vòng van hai lá nhờ vào các phim chụp (X quang ) nghiêng lồng ngực. Tuy nhiên, để tránh nhầm lẫn chẩn đoán nhầm là hẹp hở van hai lá ở người cao tuổi, siêu âm tim được xem là phương pháp tốt nhất để phát hiện và đánh giá mức độ canxi hóa của vòng van hai lá.
Bệnh nhân mắc canxi hóa vòng van hai lá có thể được điều trị chống đông và phòng viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn bán cấp. Việc thay van hai lá ít khi cần làm trừ trường hợp có rối loạn huyết động nặng và viêm nội tâm mạc bán cấp.
Vào lúc 7h30 đến 15h sáng ngày 22.11.2015, tại Hội trường lầu M, bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn (60-60A Phan Xích Long, P.1, Q. Phú Nhuận, TP.HCM) sẽ diễn ra chương trình khám tim miễn phí. Để tham gia chương trình, bạn có thể gọi trực tiếp đến tổng đài 08. 3995 9862 (6h-18h) hoặc đăng kí tại đây. Chương trình hoàn toàn miễn phí.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.