TP.HCM: Nhiều bệnh viện tuyến dưới đã điều trị được các bệnh nhiễm

15/05/2014 11:30 GMT+7

* Dịch bệnh còn diễn biến phức tạp (TNO) Nhiều bệnh viện dưới của TP.HCM bắt đầu điều trị được những ca bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ em.

* Dịch bệnh còn diễn biến phức tạp

(TNO) Nhiều bệnh viện tuyến dưới của TP.HCM bắt đầu điều trị được những ca bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ em.

 Nhiều bệnh viện tuyến dưới đã điều trị được các bệnh nhiễm
Đoàn Bộ Y tế khảo sát công tác điều trị tại khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Nhi đồng 1 sáng 15.5 - Ảnh: Thanh Tùng 

Sáng nay 15.5, tại Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM, đoàn công tác của Bộ Y tế đã làm việc cùng Sở Y tế TP.HCM và bệnh viện này về công tác phòng chống các bệnh truyền nhiễm sởi, tay chân miệng…

Theo báo cáo của Bệnh viện Nhi đồng 1, từ đầu năm đến nay, bệnh viện này tiếp nhận điều trị ngoại trú cho 3.428 bệnh nhi sởi (trong đó trẻ ngụ TP.HCM chiếm 2.303 ca), điều trị nội trú 1.683 bệnh nhi sởi (TP.HCM có 852 ca).

Có 160 bệnh nhi sởi bị biến chứng, chiếm nhiều là từ các tỉnh chuyển đến (với 90 ca); chưa có trường hợp tử vong.

Về bệnh tay chân miệng, tính từ đầu năm đến ngày 13.5, Bệnh viện Nhi đồng 1 tiếp nhận điều trị ngoái trú 30.380 ca (TP.HCM chiếm 19.884 ca). Số nhập viện điều trị nội trú 2.685 ca (TP.HCM có 1.265 ca).

Có 63 ca biến chứng do bệnh tay chân miệng, chiếm phần nhiều cũng là trẻ từ các tỉnh – với 43 ca. Chưa có trường hợp tử vong.

Từ đầu năm đến ngày 13.5, Bệnh viện Nhi đồng 1 tiếp nhận điều trị ngoại trú 1.376 ca mắc sốt xuất huyết (TP.HCM có 1.137 ca); điều trị nội trú 669 ca (TP.HCM có 469 ca). Đã có 3 bệnh nhi tử vong do bệnh sốt xuất huyết (TP.HCM 2 ca).

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến đánh giá cao công tác phòng chống, phân luồng bệnh, không để xảy ra tình trạng lây nhiễm chéo; và công tác chuyển giao chuyên môn của Bệnh viện Nhi đồng 1 cho các bệnh viện tuyến dưới.

Qua chuyển giao của Bệnh viện Nhi đồng 1, hiện nay, các bệnh viện tuyến tỉnh như, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang…đã thực hiện được hồi sức tích cực, lọc máu cho bệnh nhân tay chân miệng trong tình trạng tương đối nặng.

Còn các bệnh viện tuyến quận, huyện của TP.HCM điều trị được tay chân miệng tới độ 2a, và điều trị sốt xuất huyết ở độ 3…

Theo thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến, dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, gia tăng, nhất là tay chân miệng trong thời gian tới đây. Do vậy, các bệnh viện, sở y tế các địa phương cần chú trọng công tác phòng chống dịch bệnh, cũng như công tác điều trị bệnh…

 

Cử nhân học trung cấp khối ngành sức khỏe

Trường TC Đại Việt TP.HCM vừa tổ chức buổi lễ trao bằng tốt nghiệp cho 1.181 học sinh, sinh viên khóa 3 - 2011. Đặc biệt, trong số này, có 72 người từ 40 tuổi trở lên. Ngoài ra, số lượng những người đã từng tốt nghiệp một trường ĐH, CĐ trước đó là 306 SV.

 
Một cử nhân nhận bằng trung cấp trong ngày tốt nghiệp

Theo thống kê, những trường các học sinh, sinh viên này đã học là: ĐH Công nghiệp, ĐH Công nghệ TP.HCM, ĐH Quốc tế Hồng Bàng, ĐH Đà Lạt… Đa phần sau khi tốt nghiệp ĐH, CĐ các trường này, SV chủ yếu đăng ký học các ngành khối sức khỏe ở bậc trung cấp.

Tin, ảnh: Đăng Nguyên

Thanh Tùng

>> Nhiều bệnh truyền nhiễm đang gia tăng
>> Tỷ lệ mắc, tử vong do tay chân miệng cao nhất trong nhóm bệnh truyền nhiễm
>> Tìm hiểu về "Bệnh truyền nhiễm lây lan từ nhà vệ sinh và cách phòng tránh
>> Ngừa bệnh truyền nhiễm với chanh
>> Cholesterol và bệnh truyền nhiễm 

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.