Sức mạnh thép cho ngư dân - Kỳ 8: Nên ưu tiên trước cho đánh bắt xa bờ

25/06/2014 02:10 GMT+7

TS Nguyễn Chu Hồi (ảnh), Ủy viên thường vụ Hội Nghề cá Việt Nam lưu ý, chúng ta không phải chỉ bắt đầu từ đóng con tàu vỏ thép cho ngư dân như thế nào, mà còn phải quan tâm đến khai thác, sử dụng thế nào cho hiệu quả.

TS Nguyễn Chu Hồi (ảnh), Ủy viên thường vụ Hội Nghề cá Việt Nam lưu ý, chúng ta không phải chỉ bắt đầu từ đóng con tàu vỏ thép cho ngư dân như thế nào, mà còn phải quan tâm đến khai thác, sử dụng thế nào cho hiệu quả.

>> Kỳ 7: 3 lớp ‘áo’ chịu lực cho tàu
>> Kỳ 6: Những mẫu tàu tiên phong
>> Kỳ 5: Đảm bảo an toàn để vươn xa

* Để chương trình hỗ trợ ngư dân đóng tàu vỏ thép thành công, theo ông chúng ta cần phải lưu ý những gì?

- Khi đã có một chủ trương đúng thì việc hỗ trợ ngư dân đóng tàu vỏ thép vươn khơi “thành hay bại” phụ thuộc quyết định vào việc tổ chức triển khai có bảo đảm tính đồng bộ hay không. Đặc biệt phải bám vào hai mục tiêu chủ chốt là phát triển kinh tế nghề cá và góp phần bảo vệ an ninh chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.   

Vừa qua một số ngư dân đã được “dùng thử” tàu vỏ thép do một số nhà sản xuất cung cấp. Bên cạnh ưu điểm như khả năng đi biển dài ngày, có tính năng vận hành ổn định và an toàn nhờ được trang bị các thiết bị hàng hải hiện đại thì vẫn còn có những khiếm khuyết về kỹ thuật, tiêu hao xăng dầu lớn, giá thành cao, trục vớt khó khăn khi gặp rủi ro, phải chi phí chống hà bám, ngư dân không tự sửa chữa như tàu gỗ được...

Rõ ràng, không phải chỉ bắt đầu từ đóng con tàu sắt thế nào, mà phải quan tâm đến khai thác, sử dụng thế nào cho hiệu quả.

 Tàu cá vỏ thép
Tàu cá vỏ thép đang được đóng mới - Ảnh: Lê Sang

* Phần lớn ngư dân vẫn đang ra khơi bằng đội quân “thuyền thúng”, nay được đi biển trên những con tàu hiện đại sẽ nảy sinh vấn đề về vận hành, tổ chức khai thác, chúng ta sẽ “giải” bài toán này như thế nào, thưa ông?

- Ở nước ta, đội quân “thuyền thúng” là lực lượng đánh bắt thủy sản ở vùng biển ven bờ - đại diện cho nghề cá nhỏ. Còn lực lượng đánh bắt xa bờ lâu nay được xem là đại diện cho một nghề cá lớn chưa theo đúng nghĩa của nó. Cho nên, đầu tư đóng tàu đánh cá vỏ thép chỉ ưu tiên cho hoạt động đánh bắt cá xa bờ để từng bước xây dựng thành nghề cá lớn mang tính thương mại và có tính cạnh tranh.

Tàu sắt mà đóng nhỏ như tàu gỗ hiện nay sẽ không hiệu quả nhưng cho cá nhân ngư dân vay đóng tàu sắt to hơn thì kinh phí lại quá lớn với thực lực của họ. Vì vậy, việc thành lập các tổ đội đánh cá do ngư dân tự nguyện “làm ăn với nhau” và đầu tư đội tàu đánh cá vỏ sắt cỡ lớn, với cơ cấu đội tàu như nói trên thì nguồn vốn đầu tư sẽ không bị phân tán, giảm chi phí sản xuất và an toàn hơn, hiệu quả kinh tế hơn và mới đủ sức bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. 

Sau khi có chủ trương, cần tính toán những việc phải làm như: xây dựng mô hình tái cơ cấu đội hình đánh bắt xa bờ, xác định cơ cấu đội tàu, quy mô và số lượng tàu, kích cỡ và yêu cầu kỹ thuật đối với từng loại tàu. Không thiết kế các loại tàu đánh bắt bằng những phương pháp và ngư lưới cụ hủy diệt nguồn lợi thủy sản. Chuẩn bị phương án và xây dựng cơ sở sửa chữa tàu sắt thuận lợi cho ngư dân, chuẩn bị chính sách đào tạo nguồn nhân lực cho ngư dân...

Quang Duẩn (thực hiện)

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.